vận động viên và thích xem các vận động viên khác thi đấu. Nếu như nhóm
người ủng hộ nở rộ khi dạo chơi ở miền ngoại vi của các môn thể thao
chuyên nghiệp, trong sự ủng hộ và cổ vũ của ESPN, thì những người trong
cuộc lại sống trong thế giới thể thao, họ dõi theo các hoạt động thể thao
như những vận động viên đích thực, chứ không chỉ là khán giả đơn thuần.
Trong khi những người hâm mộ khác thường để lỡ hầu hết các trận đấu
của đội mình yêu mến, thì những người trong cuộc chấp nhận khổ ải để
không bỏ lỡ bất kỳ một trận đấu nào. Vì cần phải có cam kết rất lớn mới có
thể trải nghiệm thể thao chỉ qua các trận đấu, nên hầu hết những người hâm
mộ đều trông mong vào các chương trình tin nổi bật và tin thời sự để nắm
bắt kịp mọi diễn biến. Nhưng vì người trong cuộc coi mình là người chơi,
chứ không phải người xem, nên họ phải ở đó, sát cánh với đội, ngày cũng
như đêm. Một người đàn ông mà tôi phỏng vấn đã cho thấy mức độ cam
kết của mình như sau:
Joe: Nếu bỏ lỡ trận đấu của [Lakers], tôi thấy bức bối. Nếu không xem
đủ 20 trận mỗi năm, tôi thấy bức bối. Nếu bỏ lỡ một trận trên sân khách
tường thuật trên TV, tôi thấy bức bối.
Hỏi: Nếu anh bỏ lỡ một trận, anh có ghi băng lại trận đó không? Hay anh
chỉ xem phần tin nổi bật thôi?
Joe: Không, tôi không làm thế, tôi chờ trận tiếp theo.
Theo dõi các sự kiện thể thao theo phong cách tham dự như vậy là một
hoạt động có tính tổ chức cao và hết sức mệt mỏi. Việc theo dõi đòi hỏi sự
chuẩn bị và tập trung cao độ, vì vậy người trong cuộc hầu như chỉ xem ở
nhà. Họ không xem ở quán bar, vì họ không muốn kiểm soát không gian
theo dõi của mình. Vì người trong cuộc tổ chức cuộc sống của họ xung
quanh các chương trình phát sóng trận đấu, nên công việc, người thân, bạn
bè và người yêu phải điều chỉnh để thích nghi theo đó, nếu không sẽ bị gạt
sang lề. Trong suốt trận đấu, người trong cuộc bị thu hút đến độ họ mất dấu
thời gian và rồi thấy khó có thể quên được trận đấu khi nó kết thúc. Họ thấy
đau đớn khi thua cuộc (chúng ta, đội của chúng ta, lẽ ra có thể làm gì tốt