HÀNH TRÌNH CỦA THÁNG NĂM - Trang 18

vàng từng tàu lá một, sau đó chết mòn ngay trên chỗ chúng vốn đang sinh
sống yên ổn. Đống rơm, đống rạ đầu bếp bị nước lũ đánh đổ rồi cứ thế trôi
nổi khắp nơi. Ngoại đứng nơi góc sân, nhìn cả khu vườn úa tàn trong màn
nước đùng đục, ngoại chỉ biết ôm thân cây cau mà khóc. Rồi đây không
biết chúng tôi sẽ lấy gì mà sống khi nguồn thu nhập duy nhất là cái vườn
cây này đã chết rục sau ngày bão lũ? Sẽ mất bao lâu để chúng tôi tìm lại
được cuộc sống bình yên như trước? Mẹ lặng lẽ vơ từng mớ rơm mục trong
vườn vất lên sân để phơi, lặng lẽ cầm dao rựa ra chặt tre chống lại cái
chuồng gà, lặng lẽ xúc từng sảo đất bùn trong nhà đổ ra vườn…

Cuộc sống của chúng tôi, dần dần rồi cũng quay trở lại như trước.
Sau nhiều ngày phải ngồi bó gối ở một chỗ, cuối cùng chúng tôi cũng

được lội nước ra đường. Lũ trẻ con trong xóm cũng ào ra, thi nhau vày
nước, rồi nói chuyện lũ lụt, chuyện đi tránh lũ như thế nào. Mới vài tuổi,
nào chúng đã thấu nổi cái cảnh màn trời chiếu đất của nhiều gia đình lúc ấy,
cũng không hiểu được cơn lũ đã khiến dân quê tôi kiệt quệ đến mức như
thế nào. Chúng tôi vẫn cứ hồn nhiên, vô tư như thế, chẳng điều gì có thể lấy
đi nụ cười của chúng tôi được cả. Tất nhiên, cũng có vài điều trở thành kỷ
niệm khủng khiếp trong trí nhớ của tôi tới mãi tận sau này, tận đến khi kể
lại cho con nghe, tôi vẫn còn có cảm giác gây gây trong người.

Lũ vừa dứt thì những căn bệnh cũng tới với cả người và động vật. Xác

chết của gia súc, gia cầm không được đưa kịp lên đê tránh lũ nổi lềnh
phềnh khắp các mặt ao, mặt sông, cả ở trong những góc vườn còn úng
nước, mùi hôi thối theo gió lan tỏa khắp mọi nơi. Sau đấy, đàn gà bắt đầu
rù, rồi cúm chết hàng loạt. Lũ gà nhà tôi cũng chết sạch, không còn một
con nào, kể cả mấy cuộn len vàng óng mà ngoại tôi đã hết sức giữ gìn cũng
không thoát được. Ngoại tôi, sau mấy lần đem thịt cho cả nhà ăn tới phát
ngán, cũng chẳng buồn thịt nữa, ngoại đào một cái hố sau nhà rồi chôn tất
cả xuống đấy.

Còn ngoại và mẹ thì bắt đầu bị nước ăn chân. Nước ăn chân thực ra

chính là bệnh nấm kẽ chân, ở quê tôi mười bác nông dân thì có tới sáu, bảy
người bị mắc chứng này mỗi mùa cấy, mùa úng lũ. Lúc biết mẹ cũng bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.