HÀNH TRÌNH CỦA THÁNG NĂM - Trang 22

phương biểu diễn phục vụ bà con. Bố là phó đoàn văn công ấy. Bố mẹ phải
lòng nhau chỉ sau một đêm đoàn văn công ở lại biểu diễn. Vài tuần sau, mẹ
theo bố lên tỉnh, nghe nói bố xin cho mẹ vào làm trong đoàn nghệ thuật của
tỉnh luôn. Ngày mẹ theo bố đi, ngoại khăng khăng phản đối. Ngay trước
mặt bố, ngoại thẳng thừng nói rằng mấy người đàn ông đa tình như bố
không sớm thì muộn cũng giở thói trăng hoa mà thôi. Nhưng mẹ còn tâm
trí nào mà nghe ngoại khuyên răn nữa, mẹ bỏ lại ngoại với dì út còn đang đi
học ở lại ngôi nhà tranh và theo bố lên tỉnh.

Ba tháng sau thì ông bà nội mang trầu cau về hỏi cưới mẹ. Ngoại dù

chẳng bằng lòng, nhưng cũng không thể nào từ chối được, nên chỉ có thể
mỉm cười nhận lễ của họ rồi gả con gái đi mà thôi.

Nhà ông bà nội tôi ở trên tỉnh, từ nhỏ đến lớn, tôi chưa một lần được gặp

những người thân bên họ đằng nội, chỉ nghe nói ông bà nội đều là cán bộ
nhà nước. Bố tôi là con trai duy nhất trong nhà nên vừa học hết phổ thông
là ông bà sắp xếp cho đi học trung cấp nghệ thuật tỉnh, rồi về làm phó đoàn
văn công lưu động, hàng tháng đều có chương trình về các địa phương biểu
diễn. Bố mẹ cưới nhau về rồi cũng ở ngay tại nhà của ông bà nội. Nhưng
mẹ tôi có xinh xắn, ngoan ngoãn, đảm đang tới đâu thì bà nội vẫn chê mẹ là
con gái nhà quê, chẳng biết trang điểm làm đẹp mặt cho nhà chồng. Bà
thậm chí còn hay lườm nguýt con dâu mỗi lần bố tỏ ra thân mật hơi quá với
mẹ trước mặt ông bà. Bà thường nói bóng gió rằng mẹ là đồ mất nết, không
được dạy dỗ. Dù vậy, mẹ vẫn luôn làm tròn phận dâu con với ông bà, vì ít
nhất, mẹ có một người chồng tâm lý luôn hiểu lòng vợ và hết lòng an ủi mẹ
mỗi khi mẹ nhớ nhà hay tủi thân.

Chị Vân tôi ra đời giữa tình yêu đầy hương sắc của họ, nhưng lại giết

chết sự mong mỏi thằng cháu đích tôn của ông bà nội. Ông bà chẳng mấy
khi ngó ngàng tới cháu, để mặc mẹ tôi vật lộn với chị sau những ngày sinh
đầu tiên, cũng không cho về ngoại. Bà ngoại mang trứng lên chăm cháu
cũng chỉ dám ở lại chơi một lúc rồi lại về, kẻo muộn một chút thì lại bị
thông gia nói ra nói vào là “thêm miệng ăn tốn cơm tốn gạo”. Bà ngoại về,
mẹ ôm chị đỏ hỏn trong bọc tã mà cố nén tiếng khóc tủi hờn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.