26
V
à âm nhạc lại nổi lên trong ngày hội, cái tiếng nhạc từ xa đã nghe thấy
khiến ta nhớ lại thời thơ ấu, cái tiếng nhạc không bao giờ dứt ở đó đây,
trong từng góc phố, từng hẻm nhỏ đường làng, khắp chốn, nơi những người
nghèo sau mỗi tuần lại đến ngồi đó để xem mình đã ra sao rồi. Người ta bảo
họ đó là Thiên đường! Và người ta mở nhạc cho họ nghe, khi chỗ này lúc
chỗ kia, tiếng nhạc máy phát ra từ những con ngựa gỗ, từ những cái ô tô
không phải ô tô, những cầu trượt chẳng trượt tí nào và tấm ván của anh đô
vật tay chân lép kẹp không phải từ lò vật Marseille, người đàn bà đội mũ
không tua, tay làm trò ảo thuật mọc sừng, bộ đàn oóc không phải bằng
vàng, những quả trứng trên giàn bắn đều rỗng ruột. Đó là ngày hội đánh lừa
người ta sau một tuần quần quật.
Và người ta đi uống một vại bia không bọt! Nhưng gã hầu bàn hôi
mồm thì phun ra cái hơi khó chịu thật sự dưới mấy lùm cây giả. Trong
khoản tiền lẻ hắn trả lại cho khách lẫn vào lắm đồng tiền đến kỳ cục mà
nhiều tuần sau này người ta vẫn phải tìm mọi cách tuồn sao cho lọt hoặc giả
đem cho ăn mày. Hội hè mà. Giữa cái đói và nhà tù, vui chơi được đến đâu
thì cứ vui chơi, và có thể nào thì đành nhận thế. Khi đã ngồi đó rồi thì phải
biết là không còn phàn nàn gì được nữa. Luôn luôn coi thế là có lời rồi.
“Thi bắn súng của các Dân tộc”, đến hay khá nhiều năm đã trôi qua, thì ra
vẫn nó, vẫn cái gian hàng mà Lola đã để ý trong Công viên Saint-Cloud
. Thấy lại đủ cả trong các đám hội, thì hội hè là những sự lặp lại của
niềm vui. Từ cái thời các đám đông trở lại dạo chơi trên con đường lớn ở
Saint-Cloud... Những người đi dạo. Chiến tranh chấm dứt thật rồi. Không
biết gian bắn súng ấy có phải vẫn chủ cũ không? Không biết tay ấy có đi
chiến trận về không? Những cái đó khiến tôi quan tâm. Tôi đã nhận ra
những cái bia, nhưng bây giờ người ta lại bầy thêm trò bắn máy bay. Mới
đấy. Tiến bộ đấy. Thời thượng mà. Đám cưới thì vẫn thế, cả những chú lính