40
C
húng tôi duy trì những thói quen trong các bữa ăn từ thời Baryton, nghĩa
là ăn chung một bàn, nhưng bây giờ thường ăn trong phòng chơi bi-a ở tầng
trên phòng thường trực. Như thế đầm ấm hơn là ngồi ăn ngay tại phòng ăn
chính, nơi còn vương vất những kỷ niệm không đến nỗi kỳ cục về những
cuộc đàm thoại bằng tiếng Anh. Hơn nữa trong phòng ăn chính lại bầy biện
nhiều đồ gỗ quá đẹp đối với chúng tôi, những thứ theo kiểu “năm 1900”
chính cống với những tấm kính ghép mầu loại mờ trắng sữa ở nhà thờ.
Từ trên phòng bi-a, có thể nhìn thấy những gì diễn ra dưới phố. Như
vậy cũng có lợi. Nhiều hôm chủ nhật, chúng tôi ở trên đó suốt ngày. Đôi
khi chúng tôi mời các thầy thuốc vùng lân cận đến ăn cơm tối, nhưng người
khách quen thuộc nhất lại là Gustave, một cảnh sát giao thông. Có thể nói
anh ta là người đúng giờ giấc. Chúng tôi biết nhau là do nhìn qua cửa sổ
thấy anh ta thực hành nhiệm vụ ngày chủ nhật ở ngã ba đường vào thị xã.
Anh ta rất vất vả vì xe ô tô qua lại đông. Mới đầu cũng chỉ là chuyện trò vài
câu, dần dà quen thân. Tôi có dịp ra phố lần lượt chữa trị cho hai đứa con
trai anh ta, một đứa lên sởi, một đứa quai bị. Tên anh ta là Gustave
Mandamour, quê ở Cantal
. Anh ta nói năng hơi khó khăn, tìm được ra
chứ đấy nhưng lời thì cứ lúng búng trong miệng.
Một tối, Robinson rủ anh ta chơi bi-a, cũng là nhân tiện thế thôi.
Nhưng bản tính Gustave là đã làm gì là làm tới, thế là ngày nào anh ta cũng
đến chơi, đúng tám giờ tối. Chính anh ta nói ra miệng là thích đến với
chúng tôi hơn là la cà các quán cà phê, ở đó thường hay nổ ra những cuộc
tranh luận chính trị. Còn chúng tôi thì không bao giờ nói chuyện chính trị.
Với Gustave, chính trị là chuyện khá tế nhị. Ở quán cà phê, anh ta đã bị
phiền phức về chuyện này. Về nguyên tắc, anh không nên nói chuyện chính
trị, nhất là khi rượu vào, mà việc rượu chè lại thường xẩy ra. Còn đến với
chúng tôi, anh cảm thấy yên tâm về mọi mặt, chính anh thừa nhận. Chúng
tôi không uống rượu, không sợ hậu quả. Vì thế anh yên lòng lui tới.