thản. Chỉ sau này tính nết mới thay đổi rõ rệt. Mà cái này thì quả là lỗi ở
chúng tôi.
Một buổi tối, tôi tò mò hỏi Mandamour tại sao mà đánh bạc chỉ thua là
thua. Đúng ra thì tôi cũng chẳng có lý do sâu xa gì, chẳng qua hỏi để mà
hỏi thế thôi. Nhất là đánh bài ở đây đâu phải để ăn tiền. Trong khi hỏi han,
tôi ngồi sát gần anh ta, nhìn kỹ mới biết là bị viễn thị nặng. Hóa ra trong
ánh sáng lờ mờ, anh ta rất khó phân biệt con nhép với con rô. Không thể để
mãi như vậy. Tôi liền khuyên anh ta đeo kính. Thoạt đầu anh ta rất hài lòng.
Nhờ đeo kính, anh ta chơi bài tốt hơn, ít thua hơn trước, và bắt đầu ham ăn
thua hơn. Muốn thế, anh ta giở trò ăn gian. Và khi đã chơi gian mà vẫn thua
thì bực mình giận dỗi hàng giờ liền. Tóm lại, anh ta làm cho mọi người
đâm ra khó chịu. Tôi lấy làm buồn: nói ừ thì anh ta giận, nói không cũng
vặc. Gustave còn kiếm chuyện để chọc tức, để gây lo lắng cho chúng tôi
nữa. Vì thua nên anh ta trả hận... Mà tôi xin nhắc lại, chúng tôi chơi bài
không nhằm ăn tiền, chỉ cốt giải trí, thỏa mãn thích thú... Nhưng anh ta cứ
hậm hực.
Và thế là một tối, gặp vận đen, anh ta vùng vằng, vừa bỏ đi vừa có vẻ
chất vấn chúng tôi:
-Thưa các ngài, tôi xin báo để các ngài liệu coi chừng! Ở địa vị các
ngài thì tôi ắt phải cảnh giác hơn với những kẻ lui tới chỗ mình!... Từ nhiều
ngày nay có một phụ nữ tóc nâu thường len lỏi cùng những người khác
lảng vảng trước cửa bệnh viện... Lảng vảng hơi nhiều đấy! ... Hẳn cô ta có
lý do!... Cô ta có việc gì mắc mớ với một trong số các ngài thì tôi nghĩ
chẳng có gì đáng ngạc nhiên!...
Đó, Mandamour, trước khi ra về đã nói toẹt với chúng tôi điều nguy
hại thế đó. Và anh ta đã đạt được cái hiệu quả nho nhỏ!... Dù sao tôi vẫn
trấn tĩnh được và trả lời anh ta:
-Cảm ơn Gustavè! Tôi không biết pgười phụ nữ tóc nâu mà anh nói đó
là ai cả. Theo tôi biết, không có người nào trong số các nữ bệnh nhân cũ
của chúng tôi tỏ ý phàn nàn về sự chăm sóc của bệnh viện... Có thể đó chỉ
là một cô gái nghèo cơ nhỡ nào đó... Chúng tôi sẽ tìm ra... Dẫu sao thì anh