hắn ta cũng chẳng phải xa lạ gì với anh, chính là kẻ đã hai lần anh gặp
trong cuộc chiến tranh, một kẻ vỗ ngực xưng xưng là người yêu nước. Đó
là Robinson, kẻ đồng ngũ và cũng là nỗi ám ảnh bám đuổi anh như hình với
bóng.
Ốm đau, mê sảng, người ta khiêng Bardamu ra tận bờ biển, quẳng lên
một con thuyền ga-le, tức loại thuyền đi biển thường do những người tù
khổ sai phải ra sức bươn chải dưới roi vọt của lũ cai tù. Con thuyền lênh
đênh trôi đến cái Thế Giới Mới mà anh ta từng thấy trong mơ. Cảnh tượng
đầu tiên đập vào mắt Bardamu của thành phố New York - “thành phố dựng
đứng” - đã gây cho anh một dấu ấn mạnh mẽ. Nhưng cái xứ sở cực lạc ấy
(el colorado) lại mang một vỏ bọc kỹ càng lắm, chẳng dễ gì lọt vào nổi. Để
làm được điều đó, Bardamu phải xoay xở xin vào phục vụ trong một cơ
quan nhập cư, chuyên bới lông tìm vết đám dân di tản đến xứ này. Đã
nghèo thì ở Mỹ cũng chẳng sung sướng gì hơn nơi khác. Tại đây người ta
phát minh ra đủ cách để bóc lột. Bardamu đã khám phá ra điều đó ở nhà
máy Ford ở Detroit: một hình thức nô dịch tân kỳ được đem ra áp dụng, đó
là kiểu lao động dây chuyền. Nhờ có sự âu yếm và tinh khôn của một cô gái
điếm, Bardamu thoát khỏi chốn này. Molly sẵn sàng dành cho quãng đời
còn lại của Bardamu một cuộc sống đầy triển vọng tươi đẹp, hạnh phúc,
yên ấm. Nhưng anh ta đã không được hưởng.
Thế rồi anh ta lại trở về Paris. Câu chuyện chỉ dành chút ít cho những
năm học tập trở thành một người thầy thuốc. Cư trú ở vùng ngoại ô
“Rancy”
, Bardamu lại khám phá ra thêm những gian nan mới trong
cuộc sống. Làm thầy thuốc tư rồi thầy thuốc bệnh viện. Do nghề nghiệp của
mình, anh phải đối mặt với bệnh tật và chết chóc, và dưới “ánh sáng” của
những cái đó, anh ta lại thấy ra một thế giới mới khác nữa, trước hết là cái
thế giới của tầng lớp tiểu tư sản, qua những nhân vật như cặp vợ chồng một
viên chức hưu trí có tên là Henrouille
, hay bà mẹ một sản phụ trẻ chết
vì sảy thai. Não nuột nhất là cái chết của Bébert, một đứa nhỏ bị bệnh
thương hàn cướp đi trước những cố gắng đến tuyệt vọng của Bardamu.
Nhưng cũng nhờ có chuyện ấy mà cái “công trình nghiên cứu y học” của