nghĩ, nhưng làm hiệu nghĩ không ra. Anh ta đứng dậy, cầm cái cốc bước
chệnh choạng vào bếp. Còn chờ làm gì nữa? Có mà hết cả đêm cũng chưa
hết cái do dự của anh chàng ấy, xung quanh ai cũng biết như vậy. Về quách
cho xong.
Thế là tôi lại mất toi trăm quan, tất cả là thế! Nhưng dù thế nào thì tôi
vẫn cứ băn khoăn về chuyện mụ bà đỡ... Thôi cho qua. Hơn nữa, tôi đã mệt
lắm rồi, chẳng còn muốn thi thố làm gì trước mọi người cái tài phẫu thuật
của mình. Tôi tự nhủ thầm: “Thây kệ! Đi đi thôi! Để khi khác... Cam chịu
vậy! Để cho trời đất được yên! Thật khốn nạn!”
Tôi vừa ra đến đầu cầu thang thì tất cả ùa ra tìm, và anh chàng ấy lao
đến bên tôi. Anh ta tha thiết:
-Bác sĩ ơi, đừng đi bác sĩ ơi!
-Anh còn muốn tôi phải làm gì nữa? Tôi hỏi anh ta.
-Khoan khoan! Bác sĩ để tôi tiễn!... Tôi van ông, Bác sĩ ơi!...
-Được thôi - tôi nói và để anh ta tiễn xuống dưới nhà. Cả hai cùng
xuống. Qua tầng một, tôi ghé vào chào tạm biệt gia đình người chết vì ung
thư. Anh chồng kia cũng vào với tôi một lát. Ra ngoài phố, anh ta theo
bước chân tôi. Ở ngoài đường thì anh ta nhanh nhẹn lắm. Chúng tôi thấy
một con chó đang rống lên những tiếng sủa dài đáp lại những con khác
trong vùng. Và con chó rất ương ngạnh, giọng nó rền rĩ. Nó đã tìm được
đối tượng để mà cãi nhau đây. Con này chẳng mấy chốc mà trở thành chó
tốt thật sự. Anh chồng đó nhận ra ngay:
-Ô này, con “Lòng đỏ trứng” đây mà... Nó được các cô gái con ông
thợ giặt ở phố Gonesses nuôi bằng bình sữa đây... Ông có biết mấy cô con
gái ông thợ giặt không?
-Có, tôi trả lời.
Vẫn trong lúc cùng đi, anh ta bắt đầu kể cho tôi nghe những cách nuôi
chó bằng sữa như thế nào mà không tốn nhiều tiền. Tất nhiên là phía sau
những ngôn từ ấy vẫn có ẩn ý về chuyện vợ anh ta.
Một quán rượu còn mở cửa.
-Ông có vào đây không, Bác sĩ? Tôi xin mời ông một...