- một lý thuyết khoa học đều chỉ dựa vào những tác phẩm thời trưởng
thành, đặc biệt bộ Tư bản luận. Họ cho rằng Mác đích thực là mác xít là
Mác thời trưởng thành; còn Mác thời trẻ tuổi chưa phải là mác xít vì tư
tưởng lúc đó chưa gột rửa được những ảnh hưởng duy tâm nói chung, và
ảnh hưởng Hegel nói riêng. Cho nên không thể công nhận những tác phẩm
“còn do những bệnh tuổi trẻ” ( pêché de Jeunesse) tạo ra, (có tính chất tiền
khoa học (préscientifique) là những tác phẩm phản ảnh chủ nghĩa Mác
chính thức được. Sự gạt bỏ những tác phẩm thời trẻ tuổi cũng kèm thêm sự
phủ nhận Hegel. Vì Mác thời trưởng thành là Mác đã gạt hết ảnh hưởng
duy tâm, nên giữa một Mác khoa học với Hegel duy tâm, có sự đối lập,
mâu thuẫn hoàn toàn, một bên là tiến bộ, một bên là phản động. Mác thời
trưởng thành phủ nhận Mác thời tuổi trẻ, nghĩa là cũng phủ nhận Hegel, vì
thời trẻ tuổi còn chịu ảnh hưởng Hegel; do đó không cần chú ý tới Hegel
làm gì khi nghiên cứu tư tưởng Mác thời trưởng thành, là tư tưởng mác xít
chính thức.
Trái lại những người mác xít như G. Lukacs, Korsch, A Cornu hay
không mác xít như Hyppolite, Kojeve, Merleau-Ponty v.v... lại đề cao
những tác phẩm thời tuổi trẻ. Những tác phẩm thời trẻ tuổi hầu hết đều là
triết lý, và dựa vào những khái niệm căn bản như: Vong thân (aliénation),
thực tiễn (Praxis), toàn thể (totalité) mà trước khi xuất bản những tác phẩm
đó, không hề thấy nói đến trong tư tưởng mác xít chính cống. Nghiên cứu
những tác phẩm thời trẻ tuổi, người ta thấy Mác xuất hiện với khuôn mặt
một triết gia cách mạng, một chiến sĩ cách mạng mà những tư tưởng thấm
nhuần tính chất nhân loại, nhân bản. Đọc Mác thời trẻ tuổi, người ta cảm
thấy một cái gì như một lý tưởng, một ngọn lửa tha thiết, một nhiệt tình
cách mạng lôi kéo người ta vượt khỏi những phân tích để thông cảm trong
những tình tự nhân loại (thù ghét bất công, yêu quí công chính, xúc động
trước những tình cảnh phi nhân, vong thân của con người và tha thiết với
công cuộc giải phóng con người - một tư tưởng khoa học bao giờ cũng lãnh
đạm với tình tự nhân loại- vì nó là khách quan vô ngã).
Nói cách khác, mác xít không phải chỉ là một khoa học, nhưng là
một triết học, một nhân bản, và tính chất nhân bản không phải chỉ thấy