trong tác phẩm thời trẻ tuổi, mà cả trong “Tư bản luận” như Hyppolite đã
nhận xét với một vẻ trách móc lập luận của P. Naville: “Tất cả tính chất
cách mạng của Mác mất dần khi ông minh chứng Mác là một nhà bác học.
Với ông, chúng tôi thấy Mác là một nhà xã hội thực nghiệm tài giỏi mà
chúng ta phải tiếp tục sự nghiệp, nhưng còn mọi cái khác đều biến mất cả.
Ông đã cắt xén gạt bỏ tất cả những đoạn cách mạng của cuốn Tư bản”.
Khám phá và phục hồi những tác phẩm thời trẻ tuổi của Mác tất nhiên
không thể không phục hồi Hegel, vì những khái niệm căn bản trên (vong
thân...) Mác lấy lại của Hegel. Do đó nảy ra phong trào chủ nghĩa
Hegel mới (néo-hégélianisme) nhằm tìm hiểu Hegel để hiểu Mác rõ hơn, vì
có một liên tục giữa Hegel với Mác và giữa Mác thời trẻ tuổi với Mác thời
trưởng thành.
Khuynh hương này bị khuynh hướng “chính thống” chủ trương chỉ
công nhận Mác thời trưởng thành kết án và loại trừ. Shdanov, một tay
thông ngôn lý thuyết của Staline quả quyết phê bình cuốn “Lịch sử triết
học tây phương” của Alexandrov: “Mác và Engels đã sáng tạo một triết lý
mới khác biệt vềphẩm chất(qualitativement) với mọi hệ thống trước”.
Sự khác biệt thiết yếu về phẩm chất theo Shdanov và khuynh hướng
Staline, không phải ở chỗ Mác cho rằng đã tìm thấy trong vô sản và thực
tiễn cách mạng (praxis révolutionaire) một khởi điểm “thực hiện” triết học,
mà là ở chỗ biến triết học thành khoa học. Do đó chủ nghĩa Mác trở thành
một cái gì tựa như triết học thực nghiệm kiểu Auguste Comte.
Shdanov dứt khoát khẳng định: “Vấn đề triết học Hegel đã giải
quyết xong từ lâu”. Do đó kẻ nào còn trở lại thì chỉ có nghĩa là nhằm chống
lại chủ nghĩa Mác: “Sự trở về triết học Hegel chỉ là một tấn công tuyệt
vọng chống lại Mác dưới hình thức của chủ nghĩa xét lại có tính chất fát-
xít”. Josef Schleifstein, một tay “sta-li-niêng” khác cũng tuyên bố gạt bỏ
Mác trẻ tuổi vì chưa phải là một “mác-xít”.
“Bằng cách giản lược tương quan giữa Mác và Hegel vào tập “Bản
thảo về kinh tế triết học” (Manuscrits économie-philosophie), vào những
phạm trù như phóng thể (Entausserung) vong thân (Entfremdung) đã giữ
một vai trò quan trọng trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác, nhưng