tịch một phái đoàn nghiệp đoàn).
Tìm hiểu đời sống của Mác còn rất cần thiết để có thể xác định
đúng đắn, ý nghĩa thực sự chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác là một khoa học
(kinh tế học, chính trị học...) hay là một triết học? Mác là một nhà bác học
hay là một chiến sĩ xã hội? Hầu hết những nhà lý thuyết của Đệ nhị quốc tế
cộng sản và sau đó của nhà nước Xô viết như Kautsky, Hilferding,
Plekanof, Boukharine, Staline... ) đều hiểu chủ nghĩa Mác, đặc biệt là duy
vật biện chứng, như một lý thuyết khoa học khách quan gồm những định
luật về sự phát triển và diễn tiến của xã hội, một lý thuyết tương tự như
những lý thuyết khoa học chỉ khác về đối tượng và một vài đặc điểm của xã
hội không thể phủ nhận được. Đó là một khuynh hướng giới thiệu Mác như
một nhà bác học, về kinh tế, chính trị học mà tác phẩm nổi tiếng là bộ “Tư
bản luận”. Gần đây Pierre Naville, một người mác xít, đã trình bày và
bênh vực một luận án ở Sorbonne về Mác là một nhà bác học chứ không
phải một nhà triết học
. Nghiên cứu về nguồn gốc và sự hình thành ý
niệm cần lao trong tư tưởng Mác, Naville nhận thấy Mác, bằng những tác
phẩm hầu hết đều bắt đầu: “Phê bình về” (Critique de) hoặc “Phê bình phê
bình” (Critique de la critique) bỏ dần dần lý luận dựa vào những ý niệm
triết học, để đi tới một lập luận hoàn toàn dựa vào những ý niệm khoa học.
Nói cách khác, Mác dần dần bỏ những công thức mơ hồ, do ảnh hưởng của
Hegel còn rớt lại, để diễn tả thực tế xã hội bằng những công thức rõ rệt, có
tính chất toán học, nghĩa là có thể đo lường được thực tế. Do đó, tư tưởng
của Mác đích thực là một tư tưởng khoa học, sau khi đã phủ nhận triết học
chỉ là một giai đoạn cần phải vượt qua. Điều đáng chú ý là toàn ban giám
khảo (G. Gurvitch, J. Hyppolite, R. Aron) đều chủ trương ngược lại: coi
Mác chủ yếu là một nhà triết học.
Khuynh hướng này không những gồm những người ở trong đảng
Cộng sản, mà còn có những người không phải cộng sản chủ trương. Cuộc
tranh luận bắt đầu từ khi người ta khám phá và xuất bản những tác phẩm
thời trẻ tuổi của Mác, đặc biệt tài liệu mang tên: “Bản thảo kinh tế học và
triết học”.
Những người chủ trương Mác - nhà bác học, và chủ nghĩa Mác