Nguyễn Văn Trung
Hành Trình Trí Thức Của Karl Marx
LẠI TRANH ĐẤU CÁCH MẠNG
Từ quãng 1860, phong trào thợ thuyền lại bắt đầu trỗi dậy ở Đức, Pháp,
Anh sau gần mười năm tan rã, tê liệt vì những chia rẽ nội bộ, hay khủng bố
đàn áp của các lực lượng quân chủ phản động. Nhưng lần này vùng lên, các
lãnh tụ đều cảm thấy cần thực hiện một liên kết vượt phạm vi quốc gia
những lực lượng thợ thuyền của từng nước mới mong chống lại được một
liên kết quân chủ cũng có tính chất quốc tế. Nhân dịp dân Ba Lan nổi dậy
chống chuyên chế Nga hoàng, thợ Anh và Đức dự định tổ chức một biểu
tình ủng hộ Ba Lan. Chưa làm được thì cuộc nổi dậy trên đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên hai phái đoàn Anh và Pháp đã nhờ dịp gặp nhau và đã thoả thuận
về nguyên tắc thành lập một tổ chức quốc tế thợ thuyền. Đứng trước những
cuộc vận động mới có vẻ “nghiêm chỉnh” như trên, Mác không thể lãnh
đạm đứng ở ngoài được. Cho nên Mác nhận lời khi được mời vào Uỷ Ban
dự thảo thành lập quốc tế lao công. Buổi hội chính thức để thành lập kết
quả hoàn toàn tốt đẹp: lần lượt các đại biểu Pháp, Anh, Đức, Ý, Ái nhĩ Lan
lên diễn đàn và sau đó toàn thể chấp thuận nghị quyết thành lập hội quốc tế
thợ thuyền, tức là “Đệ nhất Quốc tế” cộng sản; Trung ương lãnh đạo đặt trụ
sở ở Luân đôn.
Nhưng khi bàn đến hiến chương, nội quy, các khuynh hướng trong hội
không đi tới một thoải thuận nào vì phần đông lãnh tụ vẫn chưa nhận định
đúng một con đường phải đi, nên đưa ra những ý kiến mà Mác cho là
“không thể chấp nhận” được, quá ấu trĩ nguy hại cho phong trào. Thảo luận
chán, cuối cùng Mác được uỷ nhiệm dự thảo quy chế và khi đưa ra hội
đồng được toàn thể nhiệt liệt hoan nghênh chấp thuận. Ý niệm căn bản của
qui chế là: “Công cuộc giải phóng thợ thuyền phải do chính giai cấp công
nhân đảm nhiệm”. Mục đích của hội nhằm thiết lập những liên lạc liên đới
giữa những tổ chức thợ thuyền các nước trong tinh thần tôn trọng tính cách
độc lập của mỗi tổ chức quốc gia.
Trong ý định của Mác, Hội quốc tế thợ thuyền phải là một lợi khí giáo dục