“Sự thực hiện lao công xuất hiện như một phi thực làm cho người thợ phi
thực đến nỗi chết đói”. (La réalisation du travail apparait comme
déréalisation si bien que l’ouvrier est déréalisé jusqu’à là mort par la faim)
Kinh tế tư bản là phi luân bởi chính những mục đích cao cả giả dối của nó.
“Cái nhân đạo ở ngoài kinh tế chính trị, và cái vô nhân đạo ở trong kinh tế
chính trị
“Cái vòng lẩn quẩn của kinh tế chính trị; mục đích là tự do tinh thần. Vậy,
đối với đa số, là lệ thuộc, vắng bóng mọi niềm vui tinh thần. Những nhu
cầu vật chất không phải là mục đích duy nhất. Vậy, những nhu cầu vật chất
trở thành mục đích duy nhất của đa số. Nhưng ngược lại mục đích là hôn
nhân. Vậy, với đa số đó chỉ là đĩ điếm; mục đích là hữu sản. Vậy, đó là sự
phá sản của đa số”.
Những đảo ngữ nổi tiếng:
Proudhon viết “Triết lý về sự lầm than” với một thái độ phê phán lý thuyết
dựa vào những khái niệm luân lý, triết lý được coi như những chân lý vĩnh
cửu (công bằng, trật tự…) Mác vạch ra tính cách ảo tưởng lầm than của
thái độ phê phán suông: “Sự lầm than của Triết lý”.
Nhấn mạnh vào sự cần thiết của lý luận, phê phán trong công cuộc tranh
đấu, nhưng sự cần thiết đó không phải xuất phát từ một say mê lý luận để lý
luận, mà là sự say mê tranh đấu:
“Tranh đấu chống lại một tình trạng xã hội, phê bình không phải là một say
mê của đầu óc, nhưng là đầu óc của say mê”.
Hoặc nhấn mạnh vào sự cần thiết gắn liền lý luận với thực tiễn tranh đấu.
Lý luận là một võ khí tinh thần, nhưng phải đi đôi với võ khí thực sự: “Võ
khí phê bình không thể thay thế cho sự phê bình bằng võ khí; lực lượng vật
chất phải được đánh đổ bằng một lực lượng vật chất”.
Trong viễn tượng đó, Triết lý hiểu theo nghĩa lý luận phê phán, phác hoạ
đường lối, và vô sản hiểu theo nghĩa lực lượng thực hiện đường lối, thì triết
lý và vô sản là một: “Cũng như triết học tìm thấy ở vô sản khí giới vật chất
của mình thế nào thì vô sản cũng tìm thấy ở Triết học khí giới tinh thần của
mình thế ấy… Triết học là cái đầu của mọi cuộc giải phóng nhân loại. Vô
sản là con tim của cuộc giải phóng đó. Triết lý không thể thực hiện nếu