một triết gia Đức giỏi. Ở Đức, ông có quyền được coi như một triết gia
Đức dở, vì được hiểu lầm là một trong những kinh tế gia Pháp nổi tiếng
nhất. Chúng tôi, với tư cách vừa là người Đức, vừa là kinh tế gia, chúng tôi
muốn phản đối hai điều sai lầm trên”.
“Độc giả sẽ hiểu cho, trong việc làm bội bạc này, đôi khi chúng tôi phải bỏ
qua sự phê bình ông Proudhon để giới thiệu Triết lý Đức, đồng thời cũng
phác hoạ vài nét lớn về kinh tế học. Bruxelles 15-9-1847. Karl Marx.
Trang sau, hình như cho rằng lời tựa trên chưa đủ làm nhục Proudhon, nên
Mác viết thêm:
“Cuốn sách của ông Proudhon, không phải chỉ là một bộ khảo luận về kinh
tế học, một cuốn sách thường mà còn là một kinh thánh: “Những mầu
nhiệm”, “Những Bí mật rút ra từ đáy lòng Thiên Chúa”, “Những Mặc
Khải” chả còn thiếu gì trong cuốn đó. Nhưng vì ngày nay, những tiên tri
được người ta bàn cãi một cách thận trọng hơn là những tác giả đời, nên
độc giả buộc phải chịu cùng với chúng tôi bước qua sự thông thái khô khan
và tối tăm của “Sáng thế ký” (Kinh thánh) để sau đó vươn lên cùng với ông
Proudhon đến những miền thanh cao và hiệu nghiệm của chủ nghĩa siêu xã
hội”.
Chương đầu, Mác chế riễu Proudhon đã khám phá ra kinh tế học như một
khoa học như thế nào, để rồi chương hai chứng minh tính cách siêu hình
của thứ kinh tế học đó. Mác mở đầu chương hai về “Phương pháp” như
sau:
“Chúng ta đang ở giữa nước Đức. Chúng ta sẽ phải nói tới siêu hình học,
mà chính là nói về kinh tế học. Và về điểm đó, chúng ta chỉ việc phải theo
dõi những “mâu thuẫn” của Ông Proudhon. Lúc nãy, Ông đã buộc chúng
ta nói tiếng Anh, trở thành người Anh cà-là-mèng. Bây giờ, màn thay đổi,
Ông Proudhon đưa chúng ta về tổ quốc yêu quý của chúng ta và buộc
chúng ta lấy lại tư cách người Đức, dù chúng ta muốn hay không.
“Nếu người Anh biến người thành mũ, người Đức biến mũ thành ý tưởng.
Người Anh là Ông Ricardo, nhà ngân hàng và nhà kinh tế lỗi lạc, còn
người Đức là Ông Hegel, giáo sư triết học ở đại học Berlin.
Louis XV, ông vua cuối cùng, tiêu biểu cho sự suy đồi của nền quân chủ