Bàn về vai trò của lịch sử, Bruno viết: “Lịch sử để làm gì, nếu không phải
để minh chứng cho chúng ta thấy những chân lý rất đơn giản trong các
chân lý, như sự xoay quanh mặt trời của quả đất”.
Mác chế riễu: “Cũng như trước mắt những nhà cứu cách luận xưa, cây cối
chỉ có để cho súc vật ăn, và súc vật để cho loài người ăn, lịch sử chỉ có để
dùng vào việc ăn trên lý thuyết, tức là sự chứng minh”.
Con người có để cho lịch sử có, và có lịch sử để cho có chứng minh các
chân lý. Dưới một hình thức phê bình quá tầm thường như thế, thật ra đó
chỉ là nhắc lại một thứ đạo lý trừu tượng cho rằng con người và lịch sử có
để cho chân lý có thể biết mình là chân lý. Do đó lịch sử cũng như chân lý
đều trở thành một cá nhân riêng biệt, một chủ thể siêu hình mà những con
người cụ thể chỉ là những đại diện. Chính vì thế mà nhà phê bình tuyệt đối
đã viết những câu: “Lịch sử không cho phép người ta bất xét đến nó. Lịch
sử đã cố gắng rất nhiều”
. Mác gọi Bauer là nhà thần học, là loài bò sát
nhai lại những kiến thức của Hegel mà không tiêu nổi
Để kết luận hơn 400 trang phê bình, Mác tiêu diệt đối phương bằng cách
làm cho đối phương trở thành lố bịch.
Chương IX: Phán đoán sau cùng của phê bình.
“Bằng hai lần, phê bình, nhờ Rodolphe, đã cứu vãn thế giới khỏi suy sụp,
nhưng chính là đem lại sự suy sụp cho thế giới”.
“… Và tôi thấy, tôi nghe thấy một thiên thần khỏe mạnh, ông Hirzel, bay
trên trời từ Zurich. Ông cầm trong tay một quyển sách nhỏ mở ra, tựa
giống tập 5 của “tạp chí văn học” Allgemeine Literaturzeitung”
đặt chân phải trên đám đông, còn chân trái trên Charlottenbourg; và ông
kêu lớn tiếng như sư tử gầm thét, và lời ông bay đi như những bồ câu và
lên cao tận miền “Bi thảm”, tới những khía cạnh sáng loáng của phán xét
sau cùng theo lối phê bình…
“… Và trong khi thiên thần kêu gọi, bẩy sấm chớp rền vang tiếng kêu của
chúng:
Dies irae, dies illa.
Solvet saeclum in favilla
Judex ergo cum sedebit,