những hình thức, trật tự xã hội, nhưng chẳng giải quyết được gì, cho ai.
Ngay cả trên bình diện tranh đấu, Mác cũng rất đơn giản, dứt khoát.
Ông tin rằng ông có một lý tưởng để phụng sự: lý tưởng Cộng sản, vô thần,
ông đã dùng suy nghĩ, nhận thức để đi tới lý tưởng đó mà không phải trải
qua những “chiến đấu” khủng hoảng tinh thần lâu dài như Engels để trở
thành người vô thần, người cộng sản. Lý tưởng đó khi ông đã tìm ra, ông
cũng không bao giờ thắc mắc, hoài nghi hay “thử đặt lại vấn đề”; ông tin nó
đúng và sau cùng ông sẽ thắng, nghĩa là lý tưởng Cộng sản sẽ thắng. Do đó,
ông chỉ thắc mắc và suy nghĩ bận tâm về phương thức thực hiện lý thuyết
Cộng sản, vô thần mà thôi.
Trên con đường tranh đấu, Mác cũng phân biệt bạn thù một cách dứt
khoát, hoặc đứng về phía ông, hoặc là đứng về phía thù địch của ông. Ngay
cả những người bạn đồng chí khi đã đi lệch đường, Mác cũng không ngần
ngại tố cáo, đả kích, làm nhục không chút thương hại vì coi họ còn nguy
hiểm cho phong trào cách mạng hơn kẻ thù thực sự là Phong kiến, Trưởng
giả Tư Bản. Đối với đồng chí đã ly khai cũng như với kẻ thù, thái độ của
Mác là thái độ nhằm tiêu diệt bằng châm biếm, chế riễu chua cay tàn nhẫn
hay bằng lý luận đanh thép.
Mác không phân biệt người với lý thuyết để chỉ phê bình, đả kích lý
tưởng, cũng không chủ trương đối thoại, tìm hiểu, chẳng hạn cố gắng giải
thích quan điểm của mình mong thuyết phục được đối phương để “hiểu”
họ, tha thứ cho họ, v.v...
Thái độ của Mác là một thái độ chiến tranh: ngòi bút là khí giới và viết
là chiến đấu. Trong một cuộc giao tranh, bạn thù đã phân định rõ rệt.
Không có vấn đề tìm hiểu hay biện hộ, mà chỉ có vấn đề làm sao diệt được
đối phương, để thắng lợi như Mác đã nói: “Đối tượng của phê bình là một
kẻ thù không phải để bắt bẻ về lý luận nhưng để tiêu diệt... Một phê phán
như thế là một phê phán trong lúc hỗn chiến, và trong lúc hỗn chiến, vấn đề
không phải là tìm xem kẻ thù là kẻ thù đúng hạng, kẻ thù cao cả hay đáng
tiên, nhưng nhằm đánh nó mà thôi”.
Thái độ trên của Mác phảng phất hình ảnh con người cộng sản mà Đạo
đức cách mạng đã quy định những đức tính căn bản như quên mình, để chỉ