kỳ lạ, tôi nghi ngờ không biết mình có thể dùng các kỹ thuật phỏng vấn để
cô tiếp tục hay không.
“Nhưng những ý kiến của em đâu chỉ giới hạn trong khoa học,” tôi khơi
gợi.
“À, đúng, tôi cũng có một vài ý kiến.”
“Không chỉ một vài đâu. Em nổi tiếng vì những ý kiến mà.”
“Cảm ơn.” Lần đầu tiên cô nói với giọng tôn trọng mà lúc trước tôi cứ
tưởng sinh viên nào cũng nói vậy.
Tôi tóm ngay lấy cơ hội để đặt câu hỏi cho Kim Soái. “Em thông minh,
trẻ trung và hấp dẫn. Vậy, em có nghĩ mình là một người phụ nữ tốt
không?”
“Tôi ư?” Cô lưỡng lự một chút, rồi khẳng định chắc nịch, “Không.”
Nỗi tò mò trỗi dậy trong tôi. “Tại sao?” Tôi hỏi.
“Phục vụ, làm ơn cho thêm hai tách Long Tĩnh nữa.” Sự tự tin trong
cách Kim Soái gọi đồ uống cho thấy hoàn cảnh khá giả của cô. “Tôi không
hiền dịu và tận tụy như người ta cần tôi phải thế. Người phụ nữ Trung Quốc
tốt là phải biết cư xử dịu dàng, nhu mì, và họ mang theo cả cái cách cư xử
đó lên giường. Kết quả là các đức lang quân ca thán rằng họ chẳng gợi tình
chút nào, thế là người phụ nữ phải chịu áp bức, tin rằng lỗi là ở họ. Họ phải
chịu đựng nỗi đau đớn mỗi khi đến kỳ kinh hay sinh nở và phải làm việc
như đàn ông để duy trì gia đình khi chồng họ không kiếm đủ tiền. Đàn ông
treo tranh ảnh đàn bà đẹp trên đầu giường để thấy kích thích, trong khi vợ
họ tự buộc tội mình vì thân thể tàn tạ. Dù sao chăng nữa, trong mắt đàn
ông, không tồn tại cái gọi là đàn bà tốt”
Tôi thắc mắc. Kim Soái không cần khích lệ để nói ra.
“Khi hoóc môn của đàn ông trỗi dậy, họ thề thốt một tình yêu vĩnh cửu.
Cái đó làm cho những tập thơ ca cứ ngày một dày lên qua bao đời nay: tình
sâu tựa biển hay đại loại như thế. Nhưng đàn ông như thế chỉ có trong tiểu
thuyết. Đàn ông ngoài đời bào chữa rằng họ chưa gặp một người đàn bà
nào xứng đáng với tình cảm đó cả. Đàn ông là chuyên gia về thủ đoạn lợi
dụng sự mềm yếu của đàn bà để điều khiển họ. Một vài lời yêu đương hay