“Tôi không phải nhà nữ quyền - chỉ là tôi chưa thấy một người đàn ông
Trung Quốc nào đáng mặt nam nhi cả. Nói tôi biết, có bao nhiêu người phụ
nữ viết thư đến chương trình của chị bảo rằng họ hạnh phúc với người đàn
ông của mình nào? Và có bao nhiêu đàn ông Trung Quốc bảo chị đọc lá thư
trong đó họ thú nhận mình yêu vợ đến mức nào trên sóng phát thanh? Tại
sao đàn ông Trung Quốc lại nghĩ rằng nói câu Anh Yêu Em với vợ là hủy
hoại vị thế đàn ông của họ?”
Hai người đàn ông ngồi bàn kế bên đang chỉ trỏ về phía chúng tôi. Tôi
tự hỏi không biết họ nghĩ gì về biểu hiện dữ dội của Kim Soái.
“Ờ, thì đó là câu đàn ông Phương Tây nói vì nền văn hóa của họ thế.”
Tôi cố gắng chống đỡ cho cái sự thật là tôi chưa từng nhận được một bức
thư nào như vậy cả.
“Sao cơ? Chị cho rằng đó là do khác biệt văn hóa à? Không, nếu người
đàn ông không đủ can đảm để nói những lời đó với người phụ nữ mình yêu
trước cả thế giới thì chị có thể gọi anh ta là đàn ông không? Theo tôi biết, ở
Trung Quốc chẳng có ai là đàn ông cả.”
Tôi im lặng. Đối diện với trái tim của một phụ nữ còn trẻ nhưng đã đóng
băng lại rồi, tôi có thể nói gì đây? Nhưng Kim Soái lại phá lên cười.
“Bạn bè tôi bảo rốt cuộc Trung Quốc cũng đã theo được với phần còn lại
của thế giới khi nó nhận thức được ra những chủ đề mà chúng ta đang nói
tới đây. Khi chúng ta không còn phải lo lắng về chuyện thiếu ăn thiếu mặc
nữa, chúng ta sẽ bàn đến quan hệ giữa đàn ông và đàn bà. Nhưng tôi nghĩ
chủ đề đàn ông và đàn bà còn phức tạp hơn nữa ở Trung Quốc. Chúng ta
phải đấu tranh với hơn năm mươi dân tộc, vô sô biến động chính trị và
những tập tục lâu đời quy định cách ứng xử, chịu đựng và ăn mặc dành cho
phụ nữ. Thậm chí chúng ta còn có tới hơn mười từ khác nhau để gọi người
vợ.”
Trong khoảnh khắc, Kim Soái trông giống một cô gái vô tư, ngây thơ.
Sự nhiệt tình hợp với cô hơn là lớp vỏ của một cô gái làm PR và tôi thấy ưa
cô hơn.
“À, Hân Nhiên, chúng ta có thể nói về những câu danh ngôn gắn với
phụ nữ không nhỉ? Ví dụ như: Gái chính chuyên chỉ có một chồng. Trong