sinh, ai nấy xem qua đều thán phục. Tôi tuy nhỏ tuổi nhưng trong lòng có
chút háo thắng, đòi cha mời một vũ sư từng đi theo Thuần Nguyên Hoàng
hậu trong cung đến truyền dạy điệu múa này. Tôi lại nghiên cứu thêm
những sử liệu có liên quan đến Lạc Thần phú và Kinh Hồng vũ của Mai Phi,
khổ luyện mười năm liền mới đạt được thành tựu thế này.
Chỉ có điều, chuyện duy nhất khiến tôi khó xử là Kinh Hồng vũ vốn do
Thuần Nguyên Hoàng hậu sáng tạo ra, động tác, tư thế đều mô phỏng theo
Hoàng hậu, tôi phải làm thế nào để vừa mô phỏng vừa có được phong cách
của riêng mình, thế mới tránh bị người khác bắt được điểm yếu là bất kính
với cố Hoàng hậu. Chỉ trong chốc lát mà phải nhảy múa sao cho ra điểm
mới lạ, đúng là khó khăn thật, điều này khiến tôi phải đau đầu suy nghĩ hồi
lâu.
Đột nhiên tôi nghe thấy tiếng sáo trong trẻo, cao vút, uyển chuyển, lưu
loát như sóng biếc dập dờn, mây nhẹ rời núi. Tôi xoay tròn một vòng thì
thấy Thanh Hà vương đứng ở giữa điện, cây sáo tía đặt trên môi, y khoan
thai cất tiếng thổi, giữa những cánh hoa mỏng manh, tím biếc đầy trời, vạt
áo trắng muốt của y khẽ tung bay như bị gió thổi. Vài tiếng sáo vang lên,
khúc nhạc đã thoát khỏi giai điệu bình thường của Kinh Hồng vũ, tựa như
biển biếc, sóng dâng, hoa ngọc hé nở, giai điệu cao hơn hai nhịp càng thêm
phần thong thả, thiết tha.
My Trang nhanh trí, giai điệu vừa thay đổi đã lập tức theo được Thanh
Hà vương, Lăng Dung cũng đổi sang một khúc hát khác.
Trong lòng thả lỏng, tôi cảm thấy vô cùng cao hứng. Khúc sáo của
Thanh Hà vương đã giúp tôi thoát khỏi khuôn mẫu từng được học, cuốn tay
áo phất ngang giữa không trung, tùy hứng vung vẩy theo ý mình. Những