"Từ trong lòng tần thiếp không muốn có một người phụ thân như vậy!"
Lý Già La kiên định nói: "Mặc dù nói con không được chê trách cha,
nhưng tần thiếp lại vì có người phụ thân như vậy mà lấy làm hổ thẹn!"
Không ngờ lời đại nghịch bất đạo như vậy lại từ miệng Lý Già La nói ra.
Hoàng Thượng lại cảm thấy rất ngạc nhiên.
Lý Già La thấy Hoàng Thượng không có phản ứng gì thì tiếp tục nói:
"Mẹ ruột tần thiếp và phụ thân tần thiếp là phu thê kết tóc. Phụ thân tần
thiếp xuất thân hàn môn, bởi vì học giỏi, nên người trong nhà chỉ để ông ấy
đọc sách. Sau khi nương tần thiếp gả qua, nương tần thiếp phụng dưỡng
song thân, may vá thêu thùa, kiếm tiền nuôi phu quân mình đọc sách.
Chỉ là không ngờ, đến khi phu quân đọc sách có tiền đồ tốt. Thì trong
mắt phụ thân, nương tần thiếp đã không xứng với ông. Khi đó nương tần
thiếp còn đang mang thai tần thiếp. Nhưng lại bị người mang tới một phong
thư đả kích. Thư là phụ thân tần thiếp viết, muốn hưu nương tần thiếp, hoặc
là nương tần thiếp hãy "Khó sinh mà chết". Nương tần thiếp vốn là người
phụ nữ đức hạnh, cho nên lựa chọn cái sau. Bề ngoài là "Khó sinh mà
chết", nhưng thực tế lại mang theo đứa nhỏ sống qua ngày, huynh đệ nhà
mẹ đẻ cũng không biết đi nơi nào.
Lúc trước tần thiếp nói những lời này bởi vì từ nhỏ cùng nương sống qua
ngày. Nương tần thiếp gian nan sống sót, đến cuối cùng sinh bệnh mà chết.
Tần thiếp lại sống cùng gia đình cữu cữu.
Mãi đến ba năm trước, mới được phụ thân tần thiếp tìm về. Cuối cùng
bởi vì tuyển tú nên được đưa vào trong cung. Chuyện sau đó, Hoàng
Thượng đều biết. Lúc trước tần thiếp không nói, là bởi vì tần thiếp vừa nói
chuyện với Hoàng Thượng về những chuyện vui vẻ hồi nhỏ. Nhưng tần
thiếp cứ nghĩ đến tần thiếp có một người cha như vậy, tần thiếp sợ Hoàng
Thượng biết, sẽ trách tội cha tần thiếp. Nương của tần thiếp nói với tần