Thế nhưng ông Buơn vẫn đưa ra quyết định, ông ta vẫn rất khách quan, và
Entơni nhận thấy trí tưởng tượng một lần nữa đã chơi khăm anh.
Ông Buơn chỉ nói rằng có đầy đủ bằng chứng ban đầu về truy tố, vì người
quá cố đã khai trong tình trạng đợi chết. Bằng chứng y học chỉ rõ điều ấy,
không có gì bác bỏ được. Ông ta nói, dù sao chăng nữa, một cuộc dự thẩm
chỉ là một cuộc thẩm tra; việc chấp nhận bằng chứng không cần phải
nghiêm ngặt: đó là công việc dành cho ông chánh án ở phiên tòa đại hình.
Thế là khi kết thúc buổi nghe tường trình, viên dự thẩm chính thức tuyên
bố đưa Grantơ ra xét xử trước tòa.
Giờ đây, lời khai của Bôdơmen đã đến với công chúng, mọi người có thể
biết những chuyện xảy ra vào buổi sáng chủ nhật tai họa đó. Bên bào chữa
chư có bằng chứng, mặt bên kia của câu chuyện vẫn còn chưa lộ ra, phải
chờ đến phiên toàn đại hình. Và ngay đến khi ấy, nếu ông chánh án quyết
định không chấp nhận lời khai đó, thì lời thuật lại của Entơni có thể chẳng
bao giờ được đưa ra, vì trong trường hợp ấy sẽ không có đủ lý do để đưa ra
truy tố, do đó chẳng cần đến việc bào chữa.
Đêm đó, trong tòa nhà của gia đình Hatli, sau khi đọc bản tường thuật lời
khai của Bôdơmen trong báo phát hành buổi tối, Gin ủ ê suy nghĩ về cái cực
điểm lạ lùng này trong mối quan hệt giữa cô với Entơni. Ông Hatli đến gần,
nhìn con gái với vẻ xoi mói, chê trách, song không khắc nghiệt.
- Thôi thôi! Thế này thì quá quắt lắm, ba phải nói thế! Bây giờ, mọi người
đều nghĩ rằng con đã ở trong buồng Grantơ con ạ. - Ông vẫy vẫy tờ báo
buổi tối trước mặt mình, đôi mắt dò hỏi.
Trong thâm tâm, ông Hatli cảm thấy khó xử. Là một người vốn ngủ say,
ông đã không nghe thấy con gái mình trở về trong cái đêm tại họa ấy. Vợ
ông cũng vậy, mà cũng chẳng có đứa đầy tớ nào nghe thấy. Gin bảo với bố
là cô về nhà sau buổi biểu diễn balê vào khoảng nửa đêm và lên giường ngủ
ngay, nhưng chẳng có điều gì chứng tỏ Gin đã về nhà trước một giờ đêm cả.
Nhìn những nếp nhăn trên trán cha mình, Gin thấy rõ sự hoài nghi và lo