ngăn lại:
- Đừng mở sách, em đọc thuộc lòng cho tôi nghe. - Chúc Vy ngẩng lên nhìn
bầu trời, những chiếc răng nhỏ nhắn của cô gái cắn nhẹ lên môi. Cô suy
nghĩ thật lâu mới bắt đầu đọc...
Vy có lẽ đọc hết ra chữ, cứ ngập ngừng mãi. Cuối cùng cô ta thở dài.
- Thưa cô... Sao người xưa họ lắm chuyện như vậy? Cách nói của họ cũng
cầu kỳ, đầy điển tích, điển cổ.
- Hình như thế.
- Thế tại sao chúng ta sống ở thời đại này lại phải học cách nói chuyện
phức tạp xưa cũ đó làm chi?
- Bộ giáo dục muốn em nhận thức được tư tưởng trong câu chuyện chứ
không phải học cách nói của người xưa.
Như sực nhớ ra điều gi, Bội Cầm hỏi:
- Thế em hiểu nội dung của câu chuyện nói về cái gì không?
Chúc Vy lắc đầu một cách thành thật:
- Em thất cứ ông này viết thế này, viết thế nọ mãi, em nhức cả đầu.
- Nhưng tôi đã giải thích cặn kẽ rồi!
Bội Cầm nói, nhưng rồi suy nghĩ một chút, Cầm cảm thấy phải thay đổi
cách dạy - Cũng tại tôi không đúng, tốt nhất là phải dẫn giải toàn bộ câu
chuyện cho em rõ, thay vì câu nệ vào từng câu, từng chữ. Thôi bây giờ em
chú ý nghe nhé. Tôi sẽ kể nội dung câu chuyện cho em rõ, rồi giải nghĩa
từng đoạn sau.
Và Bội Cầm ngồi ngay ngắn lại, tay vòng qua gối bắt đầu giảng giải tại sao
có chuyện vua cha và ba đứa con trai ông đã lập mưu ám hại nhau vì ngôi
báu...
Bội Cầm chưa kể hết, đã thấy Chúc Vy rùng mình:
- Tại sao ta lại học chi những thứ như vậy? Cuộc sống này có bao nhiêu
điều tốt đẹp. Bao nhiêu cái đáng yêu, đáng quý? Sao lại học chuyện ganh
ghét. Con định giết cha, cha giết con làm gì. Cuộc sống hòa bình trên trái
đất không hay hơn sao?
- Nhưng đây là sự kiện lịch sử đã xảy ra. Nó có thật. Cần phải tìm hiểu ý
nghĩa của nó.