mãnh liệt, do dù trước mặt cảnh sát. Nhưng Hoắc Tiểu Lộ không
thể hiện điều đó, lời khai của nó dựa theo trình tự thời gian.
Chứng tỏ nó đã có sự chuẩn bị từ trước, nó đang trần thuật chứ
không phải hồi tưởng.”
Giản Dao gật đầu.
Đúng như phân tích của Bạc Cận Ngôn, sự thật quả thực rất
đơn giản. Phần lớn con người khi hồi tưởng, kể lại một sự việc
nào đó sẽ dựa theo cảm xúc của bản thân. Nhưng nếu Bạc Cận
Ngôn không chỉ rõ, người bình thường chắc không chú ý đến điểm
này.
Bạc Cận Ngôn nói tiếp: “Thứ hai, trong lời khai của Hoắc Tiểu
Lộ đầy rẫy những chi tiết nhỏ không liên quan đến sự việc và chủ
thể. Bởi người nói dối thường cho rằng, chi tiết mới thể hiện tính
chân thực, mới mang lại cảm giác an toàn. Nhưng trên thực tế,
tình cảm mới là yếu tố dẫn dắt hồi ức. Đối diện với sự kiện bị đả
kích nặng nề về mặt tình cảm như vậy, liệu em có nhớ mà khai
với cảnh sát chuyện pha một cốc nước đường đỏ không?”
Giản Dao xem lại lời khai. Quả nhiên là vậy: “Khối lớp mười
hai được nghỉ học, các khối khác đang trong giờ tự học buổi tối”,
“pha một cốc nước đường đỏ” ...
“Thứ ba.” Bạc Cận Ngôn nói tiếp. “Nếu gặp chuyện gây sốc sau
khi kể xong, con người thường có thói quen thêm một câu mang
cảm xúc cá nhân. Đây là nhu cầu tình cảm của con người, cảm
xúc càng sâu sắc, câu cuối cùng sẽ càng tình cảm. Nhưng kẻ nói
dối sẽ không có câu cuối cùng, bởi vì anh ta hoặc cô ta cho rằng
kể xong là hết chuyện.”
Giản Dao chăm chú lắng nghe. Bạc Cận Ngôn nói tiếp: “Em
hãy giở ghi chép của em ra, xem câu cuối cùng của Hoắc Tiểu Lộ
và Thích Tiếu Nhiễm như thế nào. Đây chính là một ví dụ sống
động.”