Ôi, chính vì thế mà ở đời, không nên kết giao với hạng người khinh bạc.
Dịch xong ngày 21 tháng 10 năm 2003
Nguyễn Nam Trân
Chú thích
(1) - Xóm Sonezaki, nơi Ueda Akinari chào đời là bối cảnh nhiều tiểu
thuyết của Ibara Saikaku (1642-1693) và tuồng hát của Chikamatsu
Monzaemon (1653-1724), hai nhân vật kiệt xuất của văn học Nhật Bản tiền
cận đại và bậc thầy của Akinari.
(2) - Ngoài biệt hiệu nầy, ông còn đặt nhiều bút hiệu có tính chất tự trào
như Wayaku Tarô (người dịch ra văn Nhật), Muchô Kọji (người ngang như
cua) hoặc Shiki Kọjin (kẻ học đòi khoác lác).
(3) - Tiêu biểu có Kôda Rôhan và Higuchi Ichiyô, hai nhà văn tên tuổi
thời Meiji, Akutagawa Ryunosuke và Satô Haruo thời Taishô, ngoài ra còn
kể đến Izumi Kyôka, Hayashi Fumiko, Okamoto Kanoko, Ishikawa Jun vv
(4) - La Quán Trung tên thật là La Bản (?-?), sống vào thế kỷ 14, cuối
Nguyên đầu Minh, tác giả các tiểu thuyết bạch thoại như Tam Quốc Chí
Diễn Nghĩa, Tùy Đường Lưỡng Triều Sử Truyện, Đường Ngũ Đại Sử Diễn
Nghĩa, Bắc Tống Tam Toại Bình Yêu Truyện., Thủy Hử Truyện. Nhiều
thuyết cho rằng Thủy Hử là tác phẩm của Thi An (tự Nại Am), người được
xem như thầy của họ La.
(5) - Phùng Mộng Long (1574-1646), sinh năm Vạn Lịch đời Minh và
mất năm Thuận Trị đời Thanh, tác giả các tập đoản thiên tiểu thuyết bạch
thoại Cổ Kim Tiểu Thuyết, Tình Sử Loại Lược, Cổ Kim Tiếu, Tỉnh Thế
Hằng Ngôn, Dụ Thế Minh Ngôn, Cảnh Thế Thông Ngôn.