HẸN MÙA HOA CÚC - Trang 4

Tên tuổi Ueda Akinari gắn liền với văn xuôi Nhật Bản cận đại. Ảnh

hưởng của ông rất sâu đậm đối với Kyokutei Bakin (1767-1848), tiểu thuyết
gia số một thời Edo và những thế hệ đi sau (3). Phần ông thì chịu ảnh
hưởng của các tiểu thuyết gia đời Minh như La Quán Trung (4), Phùng
Mộng Long (5) ... Riêng Hẹn Mùa Hoa Cúc đã mượn đề tài truyện " Phạm
Cự Khanh Kê Thực Sinh Tử Giao " (6) sưu tập trong tiểu thuyết bạch thoại
Trung Quốc của họ Phùng, Cổ Kim Tiểu Thuyết, quyển thứ 16. Akinari
thích viết truyện quái đản vì nó là loại văn phổ biến nhất trong quần chúng
đương thời nhưng có thể một phần do bản chất thần bí của chính ông. Suốt
đời, ông hay viếng đền thần chồn Inari vì tin thần đã cứu mạng lúc mình
lâm bạo bệnh.

Giáo sư René Sieffert đã dịch truyện nầy sang Pháp văn (xem Le

Rendez-vous aux Chrysanthèmes trong Contes de pluie et de lune, Unesco,
Folio, Paris, 1956). Xin để ý lời văn trong truyện nầy tuy có dụng công
nhưng chung qui rất thô phác, cổ kính, ngay khi đã được chuyển ra kim
văn. Niên hiệu An Vĩnh (An-ei, 1772-1781) bên Nhật, lúc tác phẩm ra đời,
tương đương với thời Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh ở
nước ta.

°°°

Liễu mùa xuân xanh mơn mởn nhưng xin đừng trồng liễu trong vườn

nhà. Cũng như chớ kết giao với hạng người khinh bạc. Dương liễu xum xuê
đấy nhưng không chịu nổi trận gió đầu thu, khác nào người khinh bạc dễ
nhạt mối giao tình. Liễu kia còn thắm lại lúc xuân về chứ người khinh bạc
một đi không hề trở lại.

Ở trạm Kako xứ Harima có người hàn sĩ học rộng tên gọi Hasebe

Samon. Cam cảnh thanh bần, chỉ làm bạn với sách vở, trong nhà không của
cải phiền toái. Mẹ già đưa thoi không thua gì Mạnh mẫu (7), suốt ngày
chẳng rời giường cửi, những mong giúp con đạt chí nguyện bình sinh. Cô
em gái út đã về làm dâu họ Sayo cũng chỗ làng nước. Nhà Sayo của cải ức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.