Năm 1936, Henry Ford và con trai ông Edsel đã sáng lập nên quỹ
Ford, một tổ chức từ thiện địa phương với mục tiêu cao cả là cải thiện
đời sống con người. Quỹ này vô cùng phát triển và đến năm 1950
đã trở thành quỹ có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Kể từ năm 1950, Quỹ Ford đã mở rộng hoạt động sau khi nhận
được sự quyên góp rất lớn từ tài sản của Ford, của vợ ông và của
Edsel. Ngày nay, Quỹ Ford là một trong những quỹ từ thiện lớn nhất
thế giới với tài sản năm 1998 là 9,5 tỷ đô la và tài trợ khoảng 517
triệu đô la cho nhiều dự án trên toàn thế giới. Mục tiêu của Quỹ
Ford là tăng cường các giá trị dân chủ, giảm đói nghèo và bất công,
thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển con người.
Những ngày cuối đời
Sau cơn đột quỵ lần đầu tiên năm 1938, Ford giao toàn bộ
quyền điều hành công ty cho Edsel, nhưng cái chết của Edsel năm
1943 khiến Henry Ford phải tiếp tục đảm nhận công việc. Do sức
khỏe yếu, ngày 21 tháng 9 năm 1945, ông trao lại công ty cho cháu
nội là Henry Ford II. Ông mất năm 1947 do xuất huyết não ở tuổi
83 tại Fair Lane, nhà riêng của ông ở Dearborn và được chôn cất tại
nghĩa trang gia đình ở Detroit.
Là một trong những nhà từ thiện nổi tiếng nhất thế giới, ngoài
Quỹ Ford, ông còn đóng góp 7,5 triệu đô la cho bệnh viện Henry
Ford ở Detroit và 5 triệu đô la cho một bảo tàng ở Dearborn. Các tác
phẩm của Ford bao gồm Cuộc đời và Sự nghiệp của tôi (My Life and
Work, 1922), Hôm nay và Ngày mai (Today and Tomorrow, 1926),
Tiến về phía trước (Moving Forward, 1931), và Edison như tôi
được biết (Edison as I Knew Him, 1930).
Về cuốn sách Cuộc đời và Sự nghiệp của tôi