người, rẻ và tiện dụng. Năm 20 tuổi, qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với
nhà phát minh Thomas Edison, ông như được truyền cảm hứng.
Mặc dù vào thời điểm đó mọi người đều cho rằng điện sẽ là tương
lai của ngành động lực, nhưng Edison vẫn khuyến khích ông nghiên
cứu động cơ xăng.
Người chủ nhà máy đề nghị sẽ tăng lương cho Ford với điều kiện
ông phải ngừng các nghiên cứu điên rồ kia. Ford phản ứng ra sao?
Ông viết “Tôi phải chọn hoặc công việc, hoặc ôtô. Tôi đã chọn ôtô,
tôi thà nghỉ việc còn hơn – thực ra chẳng có gì mà phải lựa chọn cả. Vì
tôi biết rằng chắc chắn ôtô sẽ giúp tôi thành công. Tôi bỏ việc
vào ngày 15 tháng 8 năm 1899, và tiếp tục dồn tâm trí vào ôtô.”
Do thiếu vốn, Ford phải tham gia vào một nhóm các nhà sáng
chế lập nên Công ty Ôtô Detroit. Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra
bọn họ chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để thu được lợi nhuận
trước mắt chứ chẳng mấy để tâm nghiên cứu chế tạo ra loại động
cơ tốt hơn. Do vậy, chỉ sau một năm làm việc và chế tạo được 20
chiếc ôtô, ông lại bỏ việc.
Bốn năm sau, người đàn ông 40 tuổi này lập ra công ty Ôtô Ford.
Vốn ban đầu của công ty này là 100.000 đô la, và lúc này, Ford chỉ
sở hữu một phần tư cổ phần. Sau một năm hoạt động, công ty của
ông đã cho ra đời hơn 1.700 chiếc ôtô, và mẫu Model A đã được
khách hàng tin dùng. Năm thứ hai, dưới sức ép của các cộng sự, Ford
cho ra đời 3 mẫu xe mới và tăng giá nhưng công ty bán được ít xe
hơn. Vì vậy, Ford nhận ra rằng ông phải trở thành chủ của công ty
thì mới có toàn quyền điều hành nên đã dùng toàn bộ lợi nhuận
bán hàng để mua 50% số cổ phiếu của công ty, và sau đó tăng lên
thành 100%.
Trong 2 năm 1908-1909, công ty Ford đã bán được đến hơn
10.000 xe, và vấn đề mở rộng kinh doanh lại được đặt ra nhưng