nhuận hơn so với việc bán ít xe với giá đắt hơn. Ford đã viết như
vậy “Nếu anh thành công trong việc bán rẻ một sản phẩm chất
lượng cao nhờ chính sách hạ giá, anh sẽ đạt được một lượng cầu
nhiều đến mức có thể coi sản phẩm đó là sản phẩm toàn cầu”.
Trong tư duy của ông, vấn đề công việc và lương bổng giữ một vị
trí đặc biệt quan trọng và quan niệm của ông về tiền lương là rất
độc đáo. Dây chuyền sản xuất được ứng dụng ngày càng nhiều ở
Mỹ, cho nên người ta thường cho rằng công việc nhàm chán sẽ làm
tê liệt cơ thể và tinh thần. Mỗi ngày công nhân của Ford kiếm được
trung bình khoảng hơn 6 đô la, nên họ chẳng bận tâm về điều đó.
Nhưng Henry Ford cho rằng lương cao sẽ giúp lực lượng lao động ổn
định hơn, giúp người lao động tập trung hơn, vì họ biết rằng gia
đình họ được chăm sóc tử tế. Lương cao còn cho phép họ trở thành
khách hàng, không chỉ của chính hãng Ford, mà còn của các hàng
hoá và dịch vụ khác, giúp cho nền kinh tế phát triển.
Phương pháp tuyển dụng của Ford cũng rất khác người. Ông
chẳng muốn tìm hiểu gì nhiều về những người công nhân ngoài
tên tuổi, tình trạng hôn nhân, và liệu họ có sẵn sàng làm việc hay
không. Không biết tiếng Anh hay đã có tiền án tiền sự cũng
chẳng phải là vấn đề gì to tát cả. Công ty cũng chẳng thuê “chuyên
gia” vì thường thì bọn họ chỉ biết những điều không thể làm được
mà thôi. Ford thích những người “ngốc nghếch thích lao đầu vào
công việc” sẵn sàng tiếp thu cái mới trong xử lý công việc.
Người mù, câm và điếc, người cụt tay, cụt chân – tất cả đều có
thể làm việc cho Ford với mức lương ngang bằng với những người
lành lặn khác. Ông viết: “Tôi nghĩ rằng một công ty thực sự là một
công ty hoàn thành trách nhiệm của mình, trong đó, đội ngũ lao động
trong công ty chính là một bộ phận tiêu biểu cho xã hội nói chung”.
Giờ đây, quan điểm tiến bộ này rất phổ biến, nhưng vào những
năm 1920, điều này rất khó chấp nhận.