đã quá yếu nên vợ và con dâu buộc ông phải nhường chức cho cháu
nội mình là Henry Ford II.
Quan điểm về lao động của Henry Ford
Henry Ford đã suy nghĩ rất cụ thể về quan hệ với công nhân.
Ngày 5 tháng 1 năm 1914, Ford công bố chương trình 5 đô la một
ngày. Chương trình này cho phép giảm giờ làm việc từ 9 xuống 8 giờ
một ngày và lương tối thiểu tăng từ 2,34 đô la lên 5 đô la đối với
những công nhân làm việc tốt. Những mức tăng lương đó được Ford
đưa ra dưới danh nghĩa là chia sẻ lợi nhuận chứ không phải là lương.
Lương chỉ được đưa ra cho những người trên 22 tuổi và đã làm việc
trong công ty trên 6 tháng, và quan trọng hơn cả là sống theo cách
mà Ford ủng hộ. Ford thành lập một ủy ban xã hội gồm 150 điều
tra viên và cộng tác viên để xác lập tiêu chuẩn sống cho người công
nhân được hưởng khoản chia sẻ lợi nhuận.
Năm 1926, Ford đưa ra chính sách tuần làm việc 5 ngày, 40 giờ,
và ông cũng là người sáng lập ra kỳ nghỉ cuối tuần như thời hiện
đại. Cho công nhân nghỉ thêm một ngày, Ford đã đảm bảo cho tầng
lớp lao động có thời gian nghỉ ngơi. “Tuần làm việc ngắn ngày”,
theo cách nói của Ford trong một cuộc phỏng vấn, “giúp tăng sản
lượng và giúp chúng tôi thành công.”
Ngược lại, Ford rất dị ứng với các hoạt động của nghiệp đoàn
trong nhà máy. Để chặn trước các hoạt động này, ông đưa Harry
Bennett, một cựu võ sỹ quyền Anh của lực lượng hải quân, lên làm
trưởng phòng Dịch vụ. Bennett đã áp dụng hàng loạt các biện pháp
hăm dọa để đàn áp tổ chức nghiệp đoàn. Sự kiện tai tiếng nhất xảy
ra năm 1937 là một vụ đụng độ ầm ĩ giữa nhân viên an ninh và
nghiệp đoàn, được gọi là Trận chiến Cầu vượt.