Chúng tôi không quan tâm nhiều tới các con số thống kê và lý
thuyết của nhà kinh tế về chu kỳ của thời kỳ làm ăn phát đạt và
suy thoái. Họ coi thời kỳ giá hàng hóa tăng cao là “làm ăn phát đạt”.
Một thời kỳ phát đạt thực sự không thể được đánh giá chỉ dựa trên giá
mà mà các nhà sản xuất áp đặt lên sản phẩm.
Chúng tôi không quan tâm đến các ngôn từ hoa mỹ. Nếu giá
hàng hóa cao hơn thu nhập người dân thì nhà sản xuất phải
hạ giá thấp xuống cho phù hợp với thu nhập. Thông thường,
người ta cho rằng kinh doanh bắt đầu từ việc sản xuất và kết
thúc ở khâu người tiêu dùng. Nếu khách hàng không muốn mua
hay không có tiền để mua hàng thì nhà sản xuất lại đổ lỗi cho
khách hàng và cho rằng công việc kinh doanh không tốt. Như thế,
việc nhà sản xuất đã “cầm đèn chạy trước ô tô” rồi lại phàn nàn
như vậy có phải là vô lý không? Nhà sản xuất tồn tại để phục vụ
khách hàng hay khách hàng tồn tại để phục vụ nhà sản xuất? Nếu
khách hàng không hoặc không thể mua sản phẩm của nhà sản xuất
thì đó là lỗi ở khách hàng hay ở nhà sản xuất? Hay là không ai có
lỗi? Nếu không ai có lỗi thì nhà sản xuất sẽ bị phá sản.
Nhưng vậy thì ngành kinh doanh nào bắt đầu từ phía nhà sản
xuất và kết thúc ở khâu người tiêu dùng? Số tiền để làm cho
công việc kinh doanh được vận hành liên tục từ đâu mà có? Tất
nhiên là từ người tiêu dùng rồi. Thành công trong sản xuất chỉ
phụ thuộc duy nhất vào khả năng đáp ứng được thị hiếu
người tiêu dùng. Họ có thể được phục vụ bằng chất lượng hoặc
bằng giá cả hàng hoá. Cung cấp được hàng hóa chất lượng cao
nhất với giá rẻ nhất chính là cách phục vụ khách hàng tốt nhất.
Và bất kỳ ai làm được điều này sẽ trở thành người đứng đầu trong
kinh doanh, bất kể anh ta sản xuất mặt hàng nào. Đây là điều mà
chúng ta không thể phủ nhận được.