Vậy thì tại sao chúng ta còn cứ lúng túng chờ đợi cho tới lúc có
được hoạt động kinh doanh tốt? Hãy cố gắng hạ thấp chi phí sản
xuất bằng cách quản lý hiệu quả hơn. Và hãy cố gắng giảm giá
bán xuống cho phù hợp với sức mua của người tiêu dùng. Đó mới là
cách kinh doanh tốt.
Cắt giảm lương là biện pháp dễ dãi và khờ khạo nhất để
giải quyết vấn đề kinh doanh trì trệ, nếu không muốn
nói đó là một biện pháp vô nhân đạo. Cách làm này khiến cho
người lao động nghĩ rằng nhà quản lý không khôn ngoan. Nếu
chúng ta hiểu được điều đó, thì mỗi lần suy thoái là một thử thách
để nhà sản xuất phải đầu tư suy nghĩ nhiều hơn cho hoạt động
kinh doanh của anh ta – và bằng cách quản lý hiệu quả hơn, anh ta
có thể vượt qua những khó khăn mà các nhà nhà sản xuất khác đã
vượt qua bằng cách cắt giảm lương của công nhân. Vội vàng cắt
giảm lương trước khi thực hiện những thay đổi cần thiết khác là
một cách trốn tránh vấn đề.
Nếu vấn đề cốt lõi đã được giải quyết trước tiên thì sẽ không
cần phải giảm lương nữa. Đây chính là kinh nghiệm của tôi. Trong
quá trình điều chỉnh, vấn đề thực tế trước mắt là người ta phải
chịu thiệt một chút. Nhưng chỉ những người có cái gì đó đảm bảo cho
sự thua lỗ của mình thì mới chịu để lỗ. Cụm từ “chấp nhận thua lỗ”
thường dễ bị hiểu nhầm. Thực tế thì sẽ không có sự thua lỗ nào. Đó
chỉ là cách hy sinh một phần lợi nhuận nào đó trong quá khứ để
tương lai thu được nhiều lãi hơn.
Gần đây, tôi đã nói chuyện với một người buôn bán sắt thép
trong một thị trấn nhỏ. Anh ta nói: “Tôi đã chuẩn bị chịu lỗ 10.000
đô la tiền hàng. Nhưng đương nhiên là tôi không bị lỗ nhiều như
vậy. Người buôn bán sắt thép như chúng tôi đã có thời gian buôn
bán rất tốt. Tôi mua hàng với giá cao rồi lại bán đi một số và có
lãi từ số đó. 10.000 đô la vừa nói tới không giống những tờ đô la