xu và dường như anh ta vẫn có lời khi mọi thứ đều cho thấy giá sẽ
tăng đến 30 xu.
Quá tự mãn vì các lần mua trước đã kiếm được nhiều lợi
nhuận, tất nhiên anh ta sẽ mua tiếp. Nhưng nếu giá nguyên liệu
giảm xuống, thì tức khắc anh ta lại trở về trạng thái ban đầu
không lỗ cũng chẳng lãi. Qua nhiều năm, chúng tôi đã thận trọng
nhận ra rằng mua nhiều hơn mức cần thiết là không đáng để
đầu tư và rằng lãi trong lần mua này rồi sẽ bị trừ đi bởi những
khoản lỗ trong lần mua khác để rồi cuối cùng, chúng tôi lại phải
đối mặt với vô số vấn đề mà chẳng thu được lợi ích gì tương ứng
cả.
Do đó, khi mua, chúng tôi chỉ cần mua được hàng có
chất lượng mà chúng tôi cần, ở mức giá phù hợp nhất.
Chúng tôi không vì giá đắt mà mua ít đi, cũng như không
vì giá rẻ mà mua nhiều lên. Chúng tôi cũng tránh mua quá
mức cần thiết. Đây không phải là một quyết định có thể dễ dàng
đưa ra. Song nếu không như vậy, thì cuối cùng nhà sản xuất sẽ
phải trả giá cho sự đầu cơ đó. Bởi vì khi nhà sản xuất có được lời
trong những lần đầu cơ, anh ta sẽ chỉ mải mê với việc mua đi bán
lại nguyên liệu mà quên đi hoạt động kinh doanh chính của mình để
rồi cuối cùng anh ta bị phá sản. Cách tốt nhất để tránh khỏi rắc
rối này là chỉ mua đủ số lượng mình cần, không hơn không kém.
Bài học này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh
doanh.
Ở
đây, tôi nêu ra kinh nghiệm mua nguyên liệu nói trên vì nó thể
hiện chính sách bán hàng của chúng tôi. Chúng tôi không bận
tâm tới đối thủ cạnh tranh, hay tới nhu cầu tiêu dùng. Giá
sản phẩm của chúng tôi sẽ được tính theo số lượng người
nhiều nhất muốn mua hoặc có thể mua được những sản
phẩm mà chúng tôi muốn bán. Kết quả của chính sách này