giuộc với những con bạc ti tiện luôn lừa đảo chiếm đoạt tiền công
của người lao động.
Những phát biểu về giai cấp lao động mà chúng ta đọc được
trên báo chí tư bản rất hiếm khi do chính các nhà quản lý của các
doanh nghiệp lớn viết, mà do một nhóm tác giả viết ra những gì họ
nghĩ sẽ làm vừa lòng các ông chủ. Họ viết ra những gì bản thân họ
cho rằng sẽ làm vừa lòng chủ. Xét về phía báo chí của người lao
động, chúng ta lại thấy một nhóm tác giả tương tự, mục đích của họ
là kích thích những thành kiến mà theo họ người lao động phải có.
Cả hai loại tác giả trên đều chỉ là những tuyên truyền viên mà thôi.
Và tuyên truyền mà không truyền bá được sự thật thì tự nó sẽ bị
đào thải. Và cũng nên như vậy. Anh không thể thuyết giảng cho
người ta về lòng yêu nước với mục đích khiến họ để yên cho anh
cướp bóc họ – mà với kiểu thuyết giáo như vậy thì anh cũng chẳng
trót lọt được mãi. Anh không thể lên lớp cho họ về nghĩa vụ phải làm
việc chăm chỉ và tạo ra nhiều của cải vật chất, và lấy đó làm bình
phong cho việc vụ lợi cho bản thân. Người lao động cũng không thể
dùng vài lời nói suông để lấp liếm đi việc họ lười lao động.
Rõ ràng giới chủ nắm trong tay những thông tin mà người lao
động cần phải hiểu để hình thành quan điểm hợp lý và đưa ra những
đánh giá công bằng. Rõ ràng người lao động cũng nắm được những
thông tin quan trọng không kém những người chủ. Tuy nhiên, không
ai có thể tin được là cả hai bên đều có tất cả mọi thông tin. Và đây
chính là điểm khiếm khuyết của tuyên truyền, ngay cả khi nó có
khả năng thành công trọn vẹn. Chúng ta không muốn rằng ý kiến
của bên này phải “tranh thủ” được cảm tình của phía bên kia, những
người có ý kiến khác. Điều chúng ta thực sự cần là tập hợp tất cả
các ý kiến với nhau và xây dựng được một ý kiến chung từ đó.
Lấy vấn đề của nghiệp đoàn và quyền đình công làm ví dụ.
Những người có thế lực nhất trong nghiệp đoàn là những người