nhận, những cách suy nghĩ này giúp họ nhận thấy các điều kiện lao
động đang thay đổi. Trong khi đó, những người đứng đầu nghiệp
đoàn chưa bao giờ nhận thấy điều đó. Họ luôn mong mọi thứ được
giữ nguyên: tình trạng bất công, khiêu khích, đình công, bất an, và
đời sống tự nhiên bị phá hoại. Vậy thì ở đâu người ta cần công chức
nghiệp đoàn? Mỗi cuộc đình công với họ là một cuộc tranh luận mới;
họ chỉ tay và nói, “Thấy chưa, các người vẫn cần có chúng tôi.”
Người lãnh đạo nghiệp đoàn thực sự phải hướng dẫn người lao
động làm việc và nhận lương, chứ không phải ngồi kích động người
lao động đình công, phá hoại và chết đói. Nghiệp đoàn giữ vị trí lãnh
đạo của đất nước là nghiệp đoàn của những người có lợi ích phụ
thuộc lẫn nhau – những người có lợi ích hoàn toàn phụ thuộc vào sự
hữu ích và hiệu quả của công việc họ làm.
Chúng ta sắp có sự thay đổi. Khi nghiệp đoàn của “những người
đứng đầu nghiệp đoàn” không còn nữa, biến mất cùng với nó sẽ là
nghiệp đoàn của những người chủ bù nhìn - đó là những người chủ
nếu không bị ép buộc thì không bao giờ làm được việc gì tử tế cho
nhân viên. Nếu những ông chủ bù nhìn này là một căn bệnh
thì những người đứng đầu nghiệp đoàn ích kỷ trên là
thuốc chữa. Nhưng nếu những người lãnh đạo nghiệp đoàn
trở thành một căn bệnh thì chính những ông chủ bù nhìn sẽ
trở thành thuốc chữa. Cả hai loại người này đều không xứng
đáng và không có chỗ trong một xã hội có tổ chức. Và bọn họ sẽ cùng
nhau biến mất.
Đây chính là những ông chủ bù nhìn đã lớn tiếng, “Bây giờ là lúc
chúng ta phải xoá bỏ lao động nặng nhọc, chúng ta sắp triệt để xoá
bỏ được rồi.” Nhưng những lời nói của họ rồi cũng sẽ rơi vào im
lặng giống như những lời thuyết giảng về “chiến tranh giai cấp”
mà thôi. Những công nhân sản xuất - từ những người làm ở bàn vẽ