đích thu lợi nhuận cho riêng mình. Hậu quả là, thay vì đạt tới sự hoàn
hảo thì sự cạnh tranh đó luôn mang tới một sản phẩm kém chất
lượng.
*
Việc chúng ta có thể tách mình ra khỏi loại cạnh tranh phá hoại
tầm thường sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nhiều quan niệm bảo thủ
cố hữu. Chúng ta bị trói quá chặt vào các phương pháp lỗi thời và
những cách vận dụng đơn lẻ, một chiều. Chúng ta cần phải linh
động hơn nữa. Chúng ta mới chỉ biết sử dụng những thứ nhất định
theo một chiều hay mới chỉ gửi một số loại hàng hoá nhất định
theo chỉ có một kênh – và khi việc vận dụng đó chậm chạp, hay kênh
phân phối hàng hoá đó bị dừng lại, thì công việc kinh doanh cũng
ngừng theo, và tất cả những hậu quả đáng tiếc của “tình trạng trì
trệ” cũng bắt đầu.
Chẳng hạn ta có thể lấy ngũ cốc làm ví dụ. Có hàng triệu triệu
tấn ngũ cốc tập trung ở Mỹ mà không có cách tận dụng hiệu quả.
Một lượng ngũ cốc nhất định sẽ được dùng làm thức ăn cho con
người và gia súc, nhưng không phải là toàn bộ lượng ngũ cốc đó.
Trước đây, khi có luật cấm nấu và bán rượu thì một lượng ngũ cốc
đó được dùng để chế biến rượu mà đối với ngũ cốc ngon, đây quả
là một sự tận dụng không được khôn ngoan cho lắm. Sau một thời
gian dài nhiều năm, ngũ cốc luôn được tận dụng theo hai kênh đó,
và khi một trong hai kênh này ngừng hoạt động thì kho dự trữ ngũ
cốc lại bắt đầu bị dồn đống lại. Chính sự tưởng tượng về tiền
bạc thường làm trì trệ cách tiêu thụ kho ngũ cốc đó. Ngay cả khi có
nhiều tiền, chúng ta cũng không thể nào tiêu thụ hết những thức
ăn dự trữ mà chúng ta đôi khi có dịp sở hữu.
Nếu thực phẩm trở nên quá nhiều chỉ để làm thức ăn thì sao
chúng ta không tận dụng chúng theo hướng khác? Sao ta cứ chỉ dùng