nàn trong giai đoạn mà chúng ta gọi là “thời buổi khó khăn” bởi vì nó
cản trở hoạt động kinh doanh và làm vận tải ngừng hoạt động. Nếu
có các biện pháp bảo vệ đặc biệt cho quyền lợi của các nhóm lợi ích,
thì cũng phải có chế độ bảo vệ đặc biệt cho những con người chất
phác. Phuơng pháp bảo vệ mạnh mẽ nhất chống lại những trường
hợp khó khăn khẩn cấp về kinh tế chính là sự đa dạng hóa phương
tiện sản xuất, chức năng sử dụng và khả năng thanh toán tài chính
cho mọi người.
Đối với Lao Động cũng tương tự như vậy. Hẳn phải có những đội
ngũ trẻ nhanh nhẹn luôn sẵn sàng lao động trên những cánh đồng
lúa, mỏ than, cửa hàng, hay đường sắt trong các tình huống khẩn
cấp. Nếu lò đốt của một trăm cơ sở công nghiệp có nguy cơ ngừng
hoạt động vì thiếu than, và do đó, một triệu người có nguy cơ bị
thất nghiệp, thì dường như chỉ có một hoạt động kinh doanh đủ tốt
và tinh thần nhân đạo đủ cao cả mới có thể huy động được đầy đủ
số lượng người tình nguyện tới lao động cho các mỏ than và đường
sắt đó sao cho chúng không bị ngừng hoạt động. Luôn có việc gì đó
cần phải thực hiện trên thế giới này, và chỉ có bản thân chúng ta là
những người sẽ thực hiện điều đó. Cả thế giới có thể nhàn rỗi, và
hiểu theo nghĩa là một nhà máy thì có thể là “chẳng có gì để làm cả”.
Có thể không có gì để làm ở nơi này hay nơi khác, nhưng lúc nào
cũng có việc gì đó để chúng ta phải làm. Chính thực tiễn này thúc đẩy
chúng ta phải tự cơ cấu hóa bản thân sao cho “việc gì đó phải làm”
này được thực sự thực hiện, và nhờ đó làm giảm số người thất
nghiệp xuống đến mức tối thiểu.
*
Mọi tiến bộ đều bắt đầu từ việc nhỏ và từ một cá nhân nào
đó. Một đám đông không thể nào tốt hơn một nhóm các cá nhân
nhất định. Sự tiến bộ thường xuất phát từ trong bản thân của