Điểm cốt lõi của học thuyết Ford là sử dụng dây chuyền lắp ráp nhằm sản
xuất hàng loạt sản phẩm cho thị trường và có một chính sách kinh tế ổn
định là biện pháp để giữ sự ổn định về chính trị và xã hội. Học thuyết này
được hầu hết các nghiệp phương Tây áp dụng trong những năm trước Thế
chiến thứ hai.
Liên bang Xô viết trong thời kỳ đầu xây dựng nền kinh tế của mình (1920-
1930) cũng rất hăng hái trong việc nghiên cứu và áp dụng học thuyết Ford.
Hàng loạt những học giả nghiên cứu về học thuyết này, cùng với những kỹ
sư, những chuyên gia công nghệ được Nhà nước Xô viết mời sang nhằm
xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế của họ. Ảnh hưởng lớn nhất của học
thuyết Ford đối với những người lãnh đạo Nhà nước Xô viết là việc họ xây
dựng một nền kinh tế quản lý bằng kế hoạch với những kế hoạch năm năm
liên tiếp. Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, những quan điểm của học
thuyết Ford đã trở nên lỗi thời so với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra
trên thế giới. Những dòng vốn và lao động có khả năng di chuyển dễ dàng
đến tất cả mọi nơi trên thế giới đã phá sập những bức tường mà học thuyết
Ford dựng nên xung quanh các nền công nghiệp nội địa. Tất cả các nước áp
dụng học thuyết Ford trong thời gian này đều rơi vào tình trạng khó khăn: tỉ
lệ phát triển kinh tế gần như ở con số 0, lạm phát, thất nghiệp tăng cao.
Đứng trước khó khăn, những nước trước kia đã từng áp dụng học thuyết
Ford đều từ bỏ nó, và đi theo con đường hội nhập của xu hướng toàn cầu
hóa đang thắng thế.
Song, dẫu sao, học thuyết Ford đã ghi dấu ấn của nó trong môt chặng
đường phát triển của lịch sử kinh tế. Nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của
mình và nhường chỗ cho những học thuyết mới trong thời đại mới - thời đại
toàn cầu hóa.
***