Từ thời điểm này, William Durant bắt đầu những thương vụ kinh doanh
mua lại. Sự khác biệt giữa ông và Henry Ford bắt đầu từ thời điểm này.
Những vụ chuyển nhượng, mua đi bán lại liên tục là đặc điểm xuyên suốt
trong sự nghiệp kinh doanh của Durant mà chúng ta muốn nói tới ở đây.
Sau thành công với công ty đầu tiên, nhận thấy được nhu cầu về xe hơi
đang tăng cao, Durant quyết định nhảy vào lĩnh vực sản xuất xe hơi. Cũng
như Henry Ford, Durant cũng nhìn nhận được tương lai của những chiếc xe
hơi. Nhưng khác với Ford, ông không tự thành lập một công ty của riêng
mình và phát triển lên từ đó. Durant tham gia vào ngành sản xuất xe hơi
bằng cách bỏ tiền ra mua lại một hãng xe đã thành lập được vài năm: hãng
Buick. Buick ra đời ngày 19.5.1903 tại Flint, do một nhà thiết kế người Mỹ
gốc Scotland thành lập: David Dunbrar Buick. Chỉ sau một năm thành lập,
Buick đã chiếm được một thị phần khá lớn trong ngành sản xuất xe hơi. Sản
phẩm của hãng đã vượt biên giới sang cả Canada. Nhưng Buick lại dại dột
bán lại công ty cho James Whiting (sau này David. D. Buick phải qua đời
trong cảnh túng bấn). Nhưng Whiting cũng không giữ Buicku. Năm 1904,
ông lại bán công ty cho William Durant.
Tuy không hiểu biết gì về lĩnh vực sản xuất xe hơi, nhưng với khả năng
nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường, Durant đã nhanh chóng đưa
Buick trở thành một trong những công ty sản xuất xe hơi hàng đầu nước
Mỹ.
Henry Ford thành lập Ford Motor trong thời gian này!
Năm 1908, một sự kiện lớn diễn ra đối với Durant và cả ngành sản xuất xe
hơi của nước Mỹ: J. P. Morgan - một trong những ông trùm tài chính lớn
nhất nước Mỹ đề nghị năm hãng xe hơi lớn nhất lúc bấy giờ là Ford Motor
do Henry Ford làm chủ tịch, Buick, Reo do Ransom Olds lãnh đạo và
Maxwell-Briscoe của Frank Briscoe và Benjamin hợp nhất lại thành Công