Ford Motor. Như vậy chúng ta có thể thấy được ở đây một quan điểm kinh
doanh hoàn toàn khác nhau giữa William Durant và Henry Ford.
Một người phát triển công ty bằng cách cải tiến sản phẩm và hạ giá thành,
còn một người tìm con đường phát triển thông qua các thương vụ mua lại.
Mặt trái của các thương vụ do Durant thực hiện ngay lập tức đã bộc lộ:
không tập trung vào công việc cải tiến sản phẩm Durant buộc phải yêu cầu
các kỹ sư của mình sửa chữa các mẫu xe cũ để kịp đưa ra thị trường nhằm
có thể cạnh trạnh với mẫu xe Model T của Ford. Sự chắp vá này không thể
bù lấp hoàn toàn được khoảng trống, sản lượng xe bán ra của General
Motor kém xa so với Ford Motor. Nhưng chiến lược phát triển bằng các
thương vụ mua lại còn gây ra một hậu quả tồi tệ hơn cho Durant. Do phải
phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng để có tiền trong các vụ mua bán, Durant
phải đưa cổ phiếu của tập đoàn lên sàn giao dịch chứng khoán với giá 2.000
đôla cho cổ phiếu, tổng số tiền thu được lên tới 12 triệu đôla. Con số này đã
vượt quá nửa tổng số tài sản của General Motor và Durant phải chịu mất
quyền quản lý công ty vào tay các chủ nhà băng vào năm 1910. Không còn
cách nào khác, Durant rời khỏi General Motor.
Henry Ford vẫn ở Ford Motor!
Nhưng một người nhanh nhạy và đầy mưu mẹo như Durant không dễ dàng
chịu thất bại như vậy. Năm 1911, ông lại cùng Louis Chevrolet thành lập
một hãng xe hơi khác: Chevrolet. Lần này tài năng kinh doanh của Durant
được sự hậu thuẫn từ một trong những thiên tài trong lĩnh vực thiết kế -
Louis Chevrolet - nên không có gì quá ngạc nhiên khi Chevrolet nhanh
chóng trở thành một trong những đại gia trong ngành công nghiệp xe hơi
với doanh số xe hơi bán ra chỉ đứng sau Ford Motor. General Motor lại trải
thảm đỏ mời Durant về làm chủ tịch tập đoàn.
Nhưng cũng lại một lần nữa cách thức kinh doanh chụp giật của Durant lại
trở thành lực cản đối với một tập đoàn có khả năng và xu hướng vươn lên vị