HENRY FORD VÀ FORD - ĐẶT THẾ GIỚI LÊN 4 BÁNH XE - Trang 178

nhất nó mới có thể so sánh được với Model T về doanh số bán ra và lợi
nhuận mà nó mang lại.

Vậy tại sao với một mức giá không lấy gì làm hấp dẫn, Ford Mustang lại
vẫn có được thành công lớn?

So với những thập niên đầu thế kỷ XX, tình hình kinh tế của thập niên 60
đã có sự thay đổi lớn. Nếu như dây chuyền lắp ráp là một trong những thứ
vũ khí tối ưu mà Ford Motor có thể sử dụng để đánh bại các đối thủ khác
trong lĩnh vực cạnh tranh về giá cả trong những năm 1910-1920, thì 50 năm
sau dây chuyền lắp ráp đã trở nên quá thông dụng ở các nước công nghiệp
phát triển. Không một công nhân nào ở các nước này còn xa lạ với băng
truyền. Và các nhà tư bản ở đây cũng đã biết tận dụng tối đa lợi thế mà các
băng truyền mang lại. Ford Motor lúc này không còn là một công ty duy
nhất đưa dây chuyền lắp ráp vào quá trình sản xuất. Điều này cũng có nghĩa
là lợi thế về năng suất không còn nữa. Hơn nữa nguồn cung cấp nguyên liệu
đầu vào cũng đã trở nên khá đồng đều. Không còn một doanh nghiệp nào
còn giữ được ưu thế quá lớn hay độc quyền trong việc nhập nguyên liệu
thô.

Như vậy, cách duy nhất để có thể cho ra đời một sản phẩm có giá cạnh
tranh là tinh giản và xây dựng một bộ máy quản lý, đảm bảo bộ máy này
hoạt động với một hiệu quả cao nhất và với chi phí ít nhất, và cùng với nó
là đưa khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất.

Nhưng trên thị trường, đâu phải chỉ có Ford Motor nhận thức được và thực
hiện phương pháp này. Tất cả các doanh nghiệp đều làm như vậy. Và điều
tất nhiên, để tạo ra một sự khác biệt quá lớn về giá cả như Henry Ford đã
từng làm được với những chiếc Model T ở thời đại của Henry Ford II với
Ford Mustang là điều không thể.

Nhưng Henry Ford và các công sự của ông lại rất sáng tạo khi đưa ra một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.