bản Hiến pháp chỉ có nghĩa là tất cả các tiểu bang đều đồng lòng, chứ
không phải là tất cả các đại biểu đều đồng lòng.
Dù rất ít nói trong suốt thời gian hội họp và vắng mặt trong hơn nửa thời
gian Hội nghị, thậm chí bản thân những đề xuất của ông bị bác bỏ, nhưng
trong bài phát biểu cuối cùng, Hamilton cũng kêu gọi các đại biểu ký vào
bản Hiến pháp. Ông nói: "bản Hiến pháp này có thể mang lại sự hỗn loạn
vô chính phủ. Nhưng mặt khác, nếu xem xét một cách tỉ mỉ, nó cũng có thể
đem lại nhiều điều tốt đẹp. Đây là lúc dân chúng đang sốt sắng ủng hộ Hội
nghị, nhưng sự sốt sắng đó có thể giảm bớt, nếu một vài đại biểu quan trọng
từ chối ký vào văn bản này”.
Đại biểu Williamson của Bắc Caroline đưa ra đề nghị là các đại biểu chỉ ký
vào bức thư gửi Quốc hội Hợp bang mà thôi, nhưng C. C. Pinckney tuyên
bố là ông không muốn có một thái độ mập mờ. Ông nghĩ tốt hơn hết là tất
cả các đại biểu nên ký vào văn bản này để chứng tỏ sự ủng hộ của mình và
ông nguyện sẽ hành động đúng như ông nói. Như vậy, trừ Mason, Gerry và
Randolph từ chối ký tên và nhiều người khác đã bỏ ra về, 39 đại biểu còn
lại trong sảnh họp lần lượt đặt chữ ký chính thức vào bản Hiến pháp và Hội
nghị kết thúc vào 4 giờ chiều ngày 17 tháng Chín.
Kiệt sức vì nhiều tuần lễ làm việc với áp lực căng thẳng nhưng hài lòng với
công trình của mình, các đại biểu đã chung nhau một bữa tiệc chia tay tại
"Quán rượu Thành phố" (City Tavern). Cách đó hai dãy nhà, trên đường
Market, hai thợ in John Dunlap và David Claypoole làm việc suốt đêm để
in văn bản Hiến pháp dài 6 trang. Những bản in này sẽ xuất hiện trên mọi tờ
báo ở Philadelphia vào buổi sáng hôm sau và rồi sau đó được in lại trên mọi
tờ báo của 13 tiểu bang. Giờ đây, cuộc tranh luận về mô hình chính quyền
mới đã được đưa lên một diễn đàn rộng hơn nhiều.
Ngày 20 tháng Chín năm 1787, bản Hiến pháp cùng bức thư do Chủ tịch
Hội nghị George Washington viết đã được gửi lên Quốc hội Hợp bang. Sau
một vài ngày tranh luận, Quốc hội liền gửi bản Hiến pháp này cho các tiểu