bang để họ tự quyết định việc phê chuẩn theo như những gì mà các đại biểu
đề nghị và tuyên bố ngay khi có đủ 9 trong tổng số 13 tiểu bang thông qua,
một chính quyền mới như bản Hiến pháp qui định sẽ được thành lập.
Tác phẩm Người Liên bang
Ký tên vào bản Hiến pháp, các đại biểu cũng không tin tưởng chắc chắn
rằng bản Hiến pháp do họ soạn thảo sẽ được các tiểu bang thông qua. Ngay
bản thân Washington cũng từng viết trong nhật ký rằng ông không tin bản
Hiến pháp này có thể tồn tại được quá 20 năm. Nhưng Hamilton, sau này
trở thành Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Liên bang, lại có
những đánh giá khác về khả năng thông qua Hiến pháp. Ông rất lạc quan tin
tưởng bản Hiến pháp sẽ được thông qua nhờ uy tín lớn lao của Washington,
nhờ sự ủng hộ của tầng lớp giàu có và niềm tin của nhiều người dân Mỹ
rằng Các điều khoản Hợp bang không đáp ứng đầy đủ với yêu cầu cấp thiết
của đất nước. Hamilton dự đoán rằng nếu Hiến pháp không được chấp nhận
thì một cuộc nội chiến sẽ xảy ra, nhưng nếu nó được phê chuẩn thì
Washington sẽ trở thành Tổng thống.
Cũng giống như tại Hội nghị, các chính trị gia và dân chúng trên khắp cả
nước cũng chia thành hai phe: phe chống bản Hiến pháp, chống chế độ Liên
bang và phe ủng hộ bản Hiến pháp, ủng hộ chế độ Liên bang. Quan điểm
của những những người ủng hộ cũng như chống đối Hiến pháp được in đi in
lại trên tất cả các tờ báo trong cả nước.
Với diện tích lớn, sự giàu có, nhiều ảnh hưởng và là tiểu bang đầu tiên triệu
tập Hội nghị thông qua Hiến pháp, nên Pennsylvania nhận được sự quan
tâm đặc biệt của cả nước. Tâm trạng những người tán thành và chống đối
tại đây cũng rất căng thẳng. Ngày 29 tháng Chín, khi Quốc hội
Pennsylvania - nơi phe Liên bang chiếm đa số nhóm họp để quyết định triệu
tập một Hội nghị phê chuẩn, nhưng vẫn chưa hội đủ số lượng đại biểu cần
thiết, một đám đông dân chúng Philadelphia - những người ủng hộ bản
Hiến pháp - đã lôi hai người thuộc phe chống Liên bang từ nhà của họ đến