quyết.
Thượng viện sẽ lựa chọn những viên chức khác cho Viện mình và một vị
quyền Chủ tịch khi Phó Tổng thống Hợp chúng quốc vắng mặt hoặc khi
Phó Tổng thống đảm nhận chức vụ Tổng thống Hợp chúng quốc.
Thượng viện là nơi duy nhất có quyền xét xử mọi vụ luận tội. Khi nhóm
họp để xét xử các vụ án này, các Thượng nghị sĩ phải tuyên thệ. Trong
trường hợp xét xử Tổng thống, Chánh án Tòa án Tối cao sẽ là chủ tọa phiên
toà. Không ai bị kết án nếu không được 2/3 số Thượng nghị sĩ có mặt đồng
ý.
Mức án áp dụng trong những vụ buộc tội này không vượt quá sự cách chức
và tước quyền của bị cáo đang đảm nhận một chức tước danh dự hoặc có lợi
lộc trong chính quyền Hợp chúng quốc. Tuy nhiên, họ vẫn có thể bị truy tố,
xét xử, kết án và trừng phạt theo luật định.
Khoản 4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành bầu cử Thượng nghị sĩ
và Hạ nghị sĩ của tiểu bang nào, sẽ do cơ quan lập pháp của bang đó qui
định. Nhưng vào bất cứ lúc nào, Quốc hội Liên bang cũng có quyền ban
hành luật, hoặc thay đổi các qui định đó, trừ qui định về địa điểm bầu
Thượng nghị sĩ.
Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và các kỳ họp này phải bắt đầu
vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng Mười hai, trừ trường hợp Quốc hội qui
định một ngày khác, bằng một đạo luật.
Khoản 5. Mỗi viện có quyền qui định thể lệ cuộc bầu cử của mình, về kết
quả của cuộc bầu cử đó và về những điều kiện cần thiết của các nghị sĩ. Ða
số trong mỗi Viện có quyền thành lập một ủy ban điều hành công việc, còn
thiểu số có quyền trì hoãn phiên họp và có quyền buộc những thành viên
vắng mặt phải tới họp theo đúng thể thức và phải nhận một hình thức kỷ
luật theo qui chế của mỗi Viện.