Sherman cho rằng những mục tiêu được đề cập trên đây là những mục tiêu
cơ bản của một chính quyền quốc gia. Ðó là những mục tiêu quan trọng và
rất cần thiết, nhưng quyền của dân chúng nhất thiết phải được đảm bảo một
cách hiệu quả hơn và công lý phải được thi hành chắc chắn hơn. Nếu đi
ngược lại những nguyên tắc đó thì Hội nghị này sẽ chẳng mang lại được
điều gì ngoài việc gây ra những tội lỗi mới. Nếu quyền của công dân bị lạm
dụng như đã xảy ra ở một số tiểu bang thì sự tự do của nền cộng hòa có thể
tồn tại lâu dài không?
Ngài Sherman cho rằng tại các bang rất nhỏ, nạn phe phái, bè cánh và sự
đàn áp sẽ thịnh hành, thì liệu có thể nói ngược lại rằng bất cứ ở đâu có
những tội lỗi này đều là những tiểu bang quá nhỏ bé không? Nếu ở các tiểu
bang lớn nhất, những nguy cơ này đều ở mức độ nhỏ hơn các bang nhỏ, thì
sao chúng ta không mở rộng vùng đất này đến mức bản chất của chính
quyền có thể chấp nhận được. Ðây chỉ là một cách bảo vệ chống lại những
bất lợi mà nền dân chủ thường gây ra trong xã hội.
Xã hội văn minh nào cũng đều chia thành những phe phái, những tầng lớp
và những lợi ích khác nhau, tất yếu phải bao gồm người giàu và người
nghèo, những chủ nợ và con nợ, những lợi ích nông nghiệp, thương mại hay
sản xuất, những công dân cư trú ở vùng này, hay vùng kia, những người
ủng hộ chính trị gia này hay chính trị gia kia, những con chiên theo tôn giáo
này hay tôn giáo khác. Trong mọi trường hợp khi đa số thống nhất cùng
một mục đích hay tâm trạng chung thì quyền của thiểu số sẽ bị nguy hiểm.
Vậy đâu là động cơ kiềm chế những nguy cơ này? Nghiên cứu cẩn thận vấn
đề này sẽ cho thấy sự trung thực là chính sách tốt nhất, nhưng kinh nghiệm
cho thấy điều này ít được các tổ chức cũng như các cá nhân coi trọng...
Lương tâm, sự ràng buộc duy nhất còn lại, thì không giống nhau ở các cá
nhân: đa số hầu như có rất ít lương tâm. Bên cạnh đó, bản thân tôn giáo
cũng có thể trở thành động cơ cho sự ngược đãi, hay chèn ép. Những điều
này đã được lịch sử của tất cả các quốc gia cổ đại cũng như hiện đại chứng
minh. Ở Hy Lạp và La Mã, người giàu và người nghèo, con nợ và chủ nợ,