thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà ý vị, đều
có quan hệ đến việc dạy đời".
Chẳng hạn như câu:
Thớt có tanh tao ruồi đổ đến
Gang không mật mỡ kiến bò chi...
Bên cạnh đó là những triết lí nhân sinh như:
Cổ lai nhân giả tư vô địch
Hà tất khu khu sự chiến tranh.
(Xưa nay vô địch là người nhân nghĩa, hà cớ gì đeo đuổi chiến tranh.)
Hay:
Cổ lai quốc dĩ dân vi bản
Đắc quốc ưng trí tại đắc dân.
(Xưa nay nước lấy dân làm gốc. Được nước là nhờ có được dân.)
Là người thấm nhuần Nho giáo, Nguyễn Bỉnh Khiêm hẳn biết đạo làm
bầy tôi trước tiên phải "trung quân" -trung với vua. Song ông lại quan niệm
phải trung với dân, lấy dân làm gốc. Đây có thể coi là một cách nghĩ hoàn
toàn mới mẻ, không chỉ vào thời điểm mấy trăm năm trước mà còn có giá trị
đến ngày nay. Ông ra làm quan với nhà Mạc mà không bận tâm phải "trung
thành" với nhà Lê khi nhà Lê đã không còn là triều đại tốt đẹp nữa. Nhưng
khi thấy nhà Mạc cũng đi vào vết xe đổ của triều cũ thì ông không ngần ngại
rũ áo ra đi. Đối với ông, vua nào thì cũng phải làm cho đất nước thanh bình,
người dân no ấm!
Tương truyền, ông đã đưa ra lời khuyên giúp được cả các nhà Nguyễn,
Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, ông
khuyên nên xin về phía nam với câu nói nổi tiếng: "Hoành Sơn nhất đái, vạn
đại dung thân", nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài".
Nguyễn Hoàng nghe theo và đã lập được nghiệp lớn. Lúc nhà Mạc sắp mất
cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy
thiển, khả diên số thể" (Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà
Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê -