có đầu óc thực tế, ông không hi vọng có thể ra phò vua giúp nước, nên bỏ
qua sáu khoa thi thời Lê (18 năm) không ra ứng thí.
Nhà Mạc soán ngôi nhà Lê, bị các sử gia phong kiến liệt vào cái gọi là
"ngụy triều". Nguyễn Bỉnh Khiêm coi đó là chuyện tất yếu, cái gì phải đến,
sẽ đến. Điều quan trọng là triều đại mới có thực sự thay đổi vì dân, vì nước
không. Mạc Đăng Dung lên ngôi đã làm được nhiều việc ích nước lợi dân.
Sử cũ còn ghi lại: "Nhà Mạc xuống lệnh cấm các xứ trong ngoài dân chúng
không được cầm giáo mác, dao nhọn, binh khí đi đường, ai trái lệnh thì bị
bắt. Từ đó kẻ buôn bán hành nhân đều đi lại tay không. Đêm không trộm
cướp. Người ta đuổi trâu bò ra đồng chẳng cần lùa về, một tháng kiểm điểm
một lần, có khi đẻ con ra thêm thì chẳng biết súc vật nhà nào nữa. Trong
mười năm liền đi đường không lượm đồ rơi, cửa ngoài không cần đóng kín".
Nhà Mạc mong muốn thay thế hệ thống quan lại cũ, tiếp tục mở các khoa
thi tìm nhân tài. Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn chờ xem thời thế ra sao,
nên lại bỏ qua hai kì thi nữa. Phải đến kì thi năm Đại Chính thứ sáu (1535)
thời Mạc Đăng Doanh, khi đã ở tuổi 44 ông mới dự thí và lần lượt đỗ đầu cả
ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình và đỗ Trạng nguyên.
Ban đầu, Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm được cử giữ chức Đông các
hiệu thư, đảm nhiệm việc soạn thảo, hiệu chỉnh các văn thư của triều đình.
Thời gian này ông được triều đình nghe theo những kiến nghị của mình, cho
tiến hành sửa chữa lại Quốc tử giám và nhà Thái học, quan tâm đến việc học
hành thi cử để tìm hiền tài cho đất nước. Ông lại được nhà vua ban cho chức
Tả Thị lang bộ Hình, coi về việc hình luật. Tuy mới chỉ là chức quan thuộc
hàng tam phẩm, đứng dưới Thượng thư, ông được giao việc chỉnh sửa lại
hình luật hà khắc từ cuối thời Lê Sơ, do các ông vua suy đồi đặt ra. Nhưng
do tính thẳng thắn, cương trực, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải đối đầu với bọn
quyền thần, tham quan của tân triều, nên không tránh khỏi những sự bất hòa.
Vua lại chuyển ông sang giữ chức Tả Thị lang bộ Lại, lo việc bổ nhiệm các
quan. Điều này chứng tỏ nhà vua rất tin cậy ông. Nhưng chẳng may, Mạc
Đăng Doanh mất sớm khi mới 41 tuổi (1540), ít lâu sau Thượng hoàng Mạc