HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 112

Trạng Trình giải thích: "Anh bấm quẻ cũng giỏi, nhưng giải đoán còn kém.
Đêm ba mươi Tết ai mượn mai làm gì. Họ sang mượn búa để bổ củi nấu
bánh chưng đấy chứ".

Nhờ nắm bắt được quy luật vần xoay của đời sống và của sự vật, Trạng

Trình đã đưa ra những tiên đoán về tương lai. Nhiều tiên đoán của ông được
truyền tụng là đã ứng nghiệm, không ít tiên đoán dưới dạng sấm kí hư hư
thực thực trở thành những câu đố bí hiểm cho hậu thế.

Gần đây các nhà nghiên cứu còn bất ngờ tìm ra một chi tiết lí thú: Trạng

Trình là người đầu tiên, từ gần nửa thiên niên kỉ trước đã gọi tên nước ta là
Việt Nam. Trong một bài thơ ông viết tặng Trạng nguyên Giáp Hải có câu:

Thọ trăng vằng vặc trên đường thẳm

Sau trước rạng ngời đất Việt Nam.

Hoặc trong thơ tặng một người bạn đi sứ, ông viết:

Đường xa lối rộng ông nên nhớ

Tiếng sao cho đẹp nước Việt Nam.

Tiếng tăm về tài tiên đoán của Trạng Trình không những nổi tiếng trong

nước mà còn được người nước ngoài công nhận. Sứ giả nhà Thanh sang Việt
Nam khi trở về đã viết: An Nam lí số hữu Trình Tuyền.

Sấm ký Trạng Trình

Nhiều giai thoại về Trạng Trình đã xuất hiện và lưu truyền ngay từ khi

ông còn sống. Những ghi chép xưa nhất còn đến nay là của Tiến sĩ Vũ
Phương Đề, viết sau khi ông mất 170 năm. Các văn bản sấm kí chỉ xuất hiện
vào đầu thế kỉ 20, được trường Viễn Đông Bác Cổ sưu tầm sau khi giặc
Pháp triệt phá làng Cổ Am, quê hương Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện nay người
ta tìm thấy những văn bản khác nhau, tất cả đều là chép tay nhưng không rõ
người chép và năm tháng.

Các sấm kí của Trạng được viết thành nhiều khổ thơ khác nhau, chữ Hán

có, chữ Nôm có.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.