HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 114

Với tài ba lỗi lạc, đức cao vọng trọng, mắt nhìn xuyên suốt cuộc thế xoay

vần, Trạng Trình thật xứng đáng với sự tôn kính của mọi thế hệ, đúng như
lời đánh giá của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí: Một
bậc kì tài, hiển danh muôn thuở.

TẠI SAO GỌI LÀ TRẠNG TRÌNH?

Nguyễn Bỉnh Khiêm thuở nhỏ có tên là Văn Đạt, tự là Hạnh Phủ, người

làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay là xã cổ Am, huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng), ông sinh năm 1491, thời vua Lê Thánh Tông.

Nguyễn Bỉnh Khiêm thọ 94 tuổi. Khi ông mất (1585), đích thân ứng

Vương Mạc Đôn Nhượng, phụ chính triều đình (được vua coi như cha) dẫn
đầu các quan đại thần đến viếng. Trong dịp này, Nguyễn Bỉnh Khiêm được
truy phong tước Thái phó Trình Quốc công. Vì thế dân gian quen gọi ông là
Trạng Trình.

SẤM KÍ VÀ CÁC NHÀ TIÊN TRI

Trong lịch sử Việt Nam, nhà tiên tri đầu tiên được mọi người biết đến là

Thiền sư Vạn Hạnh (938 - 1025) với những câu sấm về việc xuất hiện nhà
Lý. Hơn 500 năm sau, xuất hiện Trạng Trình - nhà tiên tri thứ hai, cho đến
nay vẫn chưa có ai vượt được về khoa Kinh Dịch và tài tiên tri.

Ở Pháp có nhà tiên tri Nostradamus (1503 - 1566), tuổi kém Trạng Trình

đúng một giáp. Toàn bộ sấm ngữ của ông này đã được xuất bản tại Lyon
năm 1555 dưới tên gọi Les Centuries (Những thế kỉ), ngay sau khi ông mất
11 năm. Tập thơ gồm 353 khổ, mỗi khổ 4 câu. Cho đến nay người ta vẫn dẫn
giải các bài sấm của ông gắn với các sự kiện lớn như Chiến tranh thế giới,
sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 ở nước Mỹ.

Trên thế giới ngày nay cũng xuất hiện những nhà tiên tri, đặc biệt được

nhắc tới nhiều là bà Vanga (1911 - 1996) người Bungari.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.