thân, dâng lễ vật lên chúa Trịnh. Trịnh Tráng không nghi ngờ gì, nhưng khi
nhận ra thì sứ giả đã trở về Nam. Chúa giận lắm, muốn phát binh đánh,
nhưng gặp lúc mạn biên giới phía Bắc có biến, nên đành phải thôi.
Xây thành đắp lũy
Năm 1627, quân Trịnh tiến đánh quân Nguyễn, bắt đầu cuộc chiến tranh
Trịnh - Nguyễn kéo dài tới 45 năm. thời kì đầu thế lực quân Trịnh đang
mạnh, thường chủ động mở các cuộc Nam chinh khiến cho quân Nguyễn
phải chống đỡ hết sức khó khăn. Đào Duy Từ vói tầm nhìn chiến lược đã đề
xuất với chúa Nguyễn đắp hai con lũy chắn ngang bước đường tiến quân của
quân Trịnh. Đó là lũy Trường Dục và lũy Nhật Lệ. Lũy thứ nhất (đắp năm
1630) nối liền từ núi Trường Dục đến phá Hạc Hải, dài khoảng lo km, chân
lũy rộng 6 m, cao gần 4 m. Lũy thứ hai (đắp năm 1631) nằm ở phía nam
sông Nhật Lệ, quy mô còn hơn thế: dài hơn, cao hơn và cũng kiên cố hơn.
Lũy dài 18 km, nối liền từ núi Đầu Mâu đến cửa biển Nhật Lệ, mặt ngoài
được chặn bằng gỗ lim, mặt trong đắp đất chia thành nhiều bậc, không chỉ
người mà cả ngựa, voi có thể đi lại và khi cần thì dễ dàng ẩn nấp để đánh
địch. "Dấu ấn" của Đào Duy Từ ở cả hai lũy này là rất lớn, từ việc hoạch
định công trình, huy động sức người sức của đến việc trực tiếp chỉ huy, đốc
thúc quân lính và dân phu đào hào, đắp lũy... Nhờ có chúng án ngữ mà Đàng
Trong mới giữ vững được trong suốt 45 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh, cho
đến khi đôi bên thấy đánh nhau mãi cũng chẳng ích gì, nên đã quyết định
hòa hoãn, lấy sông Gianh làm ranh giới. Để ghi nhớ công lao ông, người ta
gọi lũy Nhật Lệ là Lũy Thầy, theo cách mà chúa Nguyễn vẫn gọi để tỏ ý tôn
vị quân sư của mình như thầy. Tên ấy còn lại đến ngày nay, cũng như vết
tích của Lũy Thầy vẫn còn lại đôi nơi trên đất Quảng Bình...
Khát vọng thống nhất non sông