HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 149

một vùng giàu có nhưng chưa khai thác được tiềm năng. Mặc dù đã có kinh
nghiệm từ việc khẩn hoang ở Tiền Hải, song khó khăn không phải ít, bởi
Kim Sơn là vùng cửa biển vốn có tiếng dữ dằn, gió to, sóng lớn. Cả một
vùng bãi bồi, sình lầy, lau lách trải ra mênh mông, nên việc đi lại để quai đê
đắp đường, đào sông gặp không ít khó khăn.

Những người dân khẩn hoang phải làm việc trong điều kiện sình lầy ngập

đến nửa người, công cụ làm xong phải để lại, không thể mang về nhà. Nơi
họ tập trung công cụ sau này gọi là làng Cào.

Nguyễn Công Trứ đã vận dụng phương pháp quy hoạch theo lối tĩnh điền,

thể hiện một tư duy khoa học rất cao trong việc quy hoạch, xây dựng các
công trình thủy lời. Ông cho đào sông Ân nối sông Vạc với sông Càn để lấy
nước ngọt. Cứ mỗi làng lớn hoặc hai làng nhỏ, lại đào kênh, đắp đường về
đến thôn xóm để tiêu úng lụt và thau chua rửa mặn, khai thác tối đa diện tích
đưa vào canh tác. Tất cả mọi con sông nhỏ đều nối với sông Ân và sông Ân
đã thành động mạch chủ để dẫn nước đi mọi ngả...

Việc đào kênh mương tiến hành song song vói việc làm đường, quật thổ,

bồi cư, phân chia địa giới, bố trí khu dân cư, khu canh tác, nhanh chóng tạo
thế ổn định cho người định cư, lập nghiệp. Chỉ sau vài ba năm, vùng đất
hoang hóa ven biển Ninh Bình đã được mở với 14.620 mẫu, lập được 3 làng,
22 ấp, 24 trại và 4 giáp chia làm 5 tổng. Một huyện mới lấy tên là Kim Sơn
(tức Núi Vàng) được thành lập, ghi thêm một địa danh vào bản đồ Tổ quốc.

Công cuộc khai hoang đã chứng tỏ Nguyên Công Trứ là một nhà khoa

học dày dạn kinh nghiệm ruộng đồng trong việc chống mặn, chống hạn và
chống lụt cũng như quy hoạch đất đai và tổ chức làng xã. Hệ thống thủy
nông do Nguyễn Công Trứ chỉ đạo đào đắp ở hai huyện mới đã đạt đến trình
độ khoa học cao hơn bất cứ vùng nào khác thời bấy giờ.

Nguyễn Công Trứ không chỉ trị thủy ở vùng mới khai hoang mà sau này

khi làm Tổng đốc Hải Yên, ông vẫn được huy động vào việc trị thủy các
sông ngòi miền Bắc với tư cách một "chuyên gia thủy nông". Ông đã có
những dự án rất táo bạo, song vì trình độ khoa học kĩ thuật lúc đó còn hạn
chế nên không thực hiện được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.